Sđd, tập 12, trang 109.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 43 - 47)

87 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 161; tập 12, trang 517. 517.

Thứ nhất, những đặc trưng bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, đã chứa đựng trong đó một hệ thống các giá trị đặc thù, mà giá trị trung tâm là con người với các nhu cầu lợi ích của nó. Con người là mục tiêu phát triển.

Chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là xã hội của con người, vì con người, chế độ xã hội đó mang bản chất dân chủ, nhân đạo trong tiến trình vận động xã hội loài người.

Thứ hai, các động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo

tưởng triết học Hồ Chí Minh cả ở nghĩa rộng và nghĩa hẹp là nhằm phát huy nguồn lực con người bằng cả điều kiện xã hội và nhân tố con người vì sự thắng lợi của CNXH ở Việt Nam.

Sự phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện ở những điểm chính sau:

Thứ nhất, khi chỉ ra đặc trưng và tính chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam và thực tiễn đưa miền Bắc lên CNXH, Hồ Chí Minh không chỉ trung thành, mà đã phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam, làm cho lý luận quá độ gián tiếp lên CNXH theo hình thức thứ hai của Lênin đầu tiên trở thành hiện thực.

Thứ hai, Quan niệm và cách làm CNXN ở miền Bắc của Người: “Ta

không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác”88, “Làm khác, thậm chí làm trái với Liên Xô, ta vẫn là mac-xit”, đã.chứng minh Chủ tịch Hồ Chí Minh không những trung thành với Lênin, mà còn chứng minh sự đúng đắn, khoa học của tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và đổi mới của Người.

Thứ ba, Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở phương Đông chủ trương xây

dựng CNXH với nền kinh tế nhiều thành phần. Điều này một lần nữa cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trung thành và vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin trong “Chính sách kinh tế mới” vào Việt Nam. Đồng thời, quan điểm ấy cho đến nay đã và đang là một động lực to lớn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Thứ tư, Hồ Chí Minh là người đầu tiên trên thế giới chủ trương chia nhỏ

thời kỳ quá độ lên CNXH thành nhiều bước đi. Cách thức chia nhỏ của Người là quy mô, trình độ, tốc độ của mỗi bước đi phải tùy thuộc vào thành tựu của quá trình CNH, HĐH đất nước ở mỗi thời kỳ. CNH, HĐH đất nước là một trong những điều kiện tiên quyết của CNXH thắng lợi ở Việt Nam.

Thứ năm: Xuất phát từ trình độ rất thấp của Việt Nam, mà Người đã chỉ ra tầm quan trọng to lớn của quyết tâm dân tộc khi thực hiện mục tiêu CNXH. Người từng dạy, làm CNXH ở Việt Nam là “kế hoạch 10 phần, thì biện pháp phải 15 phần và quyết tâm phải 20”89.

88 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 227.

Thứ sáu, bốn nhân tố (nguyên tắc) bảo đảm cho sự thắng lợi của CNXH ở Việt Nam do Người vạch ra, qua thực tiễn CNXH thế giới và Việt Nam đã chứng minh tính chân lý bất hủ của thiên tài Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chính là chủ nghĩa Mác-Lênin đã Việt Nam hóa bởi Hồ Chí Minh.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện Đảng đã nắm chính quyền (Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền), điều kiện Đảng đã nắm chính quyền (Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền), là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

Để bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công”.

Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam được Người xác định là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam. Quan điểm nhất quán của Người về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là: Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền tức là hiện thực hóa nguyên lý “Đảng lãnh đạo, Dân là chủ và Dân làm chủ”. Để xứng đáng Đảng là người lãnh đạo, người đầy tớ tận tuỵ của nhân dân, Người đòi hỏi Đảng ta một mặt phải ra sức nâng cao trí tuệ cho ngang tầm nhiệm vụ lịch sử, mặt khác phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng tăng cường mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Với Người, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của dân tộc, Đảng của nhân dân Việt Nam.

Những nội dung ấy cùng với lý luận xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự trung thành của Người với những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin. Đồng thời là sự phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin của Người về xây dựng Đảng Cộng sản trong điều kiện mới.

4. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” . Luận điểm nổi tiếng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thành công” . Luận điểm nổi tiếng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy cao nhất truyền thống cố kết dân tộc cao của dân tộc Việt Nam, và đã trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh cùng với đạo đức và nhân cách vô cùng cao thượng và trong sáng của Người đã quy tụ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Với mẫu số chung của đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước, Người đã đoàn kết được mọi con dân Việt Nam, làm nên sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam để chiến thắng mọi kẻ thù.

Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, bao gồm: Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sáng lập Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng lập Quân đội nhân dân Việt Nam,.. Hồ Chủ Tịch đã kế thừa và phát huy thành công truyền thống cộng đồng quý báu của dân tộc, đánh giá đúng, đề cao sức mạnh và phát huy tinh thần quật cường của nhân dân ta, mà luôn thực hiện đường lối cách mạng đại đoàn kết toàn dân, với nguyên tắc “tin dân, dựa vào dân”, “tất cả sức mạnh đều từ dân mà ra”90.

Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, lâu dài, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh mãi mãi là một sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

5. Xây dựng Nhà nước Việt Nam thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân là cống hiến vĩ đại của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa vì dân là cống hiến vĩ đại của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước.

Trong tư tưởng về xây dựng nhà nước kiểu mới, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Bản chất dân chủ triệt để của nó; Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước; Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội.

Những luận điểm cơ bản của Người về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân bao gồm: Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân; Nhà nước của dân, do dân, vì dân là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước; Một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; Nhà nước của dân, do dân và vì dân là phải xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

Là người đứng đầu nhà nước mới ở Việt Nam suốt 24 năm, Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. “Phép trị nước” của Hồ Chí Minh là kết hợp cả “pháp trị” và “đức trị - nhân trị”; “pháp trị” rất nghiêm khắc, công minh và “đức trị - nhân trị” cũng rất tình người, bao dung, thấu tình đạt lý.

Thực tế đó cho thấy rằng, Hồ Chí Minh là một nhà lập pháp sắc sảo, đồng thời là một nhà hành pháp nghiêm minh. Pháp quyền trong tư tưởng của Người là pháp quyền nhân nghĩa rất đặc sắc.

Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là một cống hiến về lý luận và thực tiễn, to lớn và đặc sắc của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

6. Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những nguyên thủ quốc gia rất hiếm của thế giới đồng thời nhà đạo đức học. rất hiếm của thế giới đồng thời nhà đạo đức học.

Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời. Suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, vấn đề đạo đức cách mạng luôn được Người quan tâm ở vị trí hàng đầu. Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và dày công vun đắp cho dân tộc Việt Nam là đạo đức suốt đời vì hạnh phúc nhân dân.

Là nhà đạo đức học, Người có nhiều tác phẩm chuyên về đạo đức. Các tác phẩm đạo đức tiêu biểu của Người là “Sửa đổi lối làm việc” - 1947, “Đạo đức cách mạng” – 1955 và 1958, “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” – 1969, “Di chúc” – 1965, 1967, 1968.

Những chuẩn mực đạo đức cách mạng cụ thể, chi tiết đúng cho từng đối tượng người, ngành nghề, giới tính, lứa tuổi, và những chuẩn mực chung có ý nghĩa cơ bản mang tính phổ cập của đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được Hồ Chí Minh quy định đều thể hiện cả trên ba bình diện: Đạo đức với tự mình phải rất nghiêm khắc; Đạo đức với người phải thật sự khoan dung, độ lượng; Đạo đức với công việc phải tận tâm, tận lực.

Trước Cách mạng Tháng Tám, chuẩn mực đạo đức được Người đặt lên hàng đầu là vì độc lập của Tổ Quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, mối quan tâm hàng đầu về chuẩn mực đạo đức của Người là liêm chính chí công vô tư, chăm lo cung phụng lợi ích của nhân dân:

Người viết: “Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư”91.

Người nhắc nhở, phải luôn là kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi công việc. “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”92.

Người kêu gọi: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết... Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”93.

Người căn dặn: “trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”94.

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.

Tư tưởng đạo đức là một bộ phận rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức sống mãnh liệt, đã sớm đi vào nhân dân, được nhân dân tiếp

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w