ngày 10 tháng 5 năm 1969 Bác viết bổ sung lần thứ hai. Bản Di chúc của Bác đã được công bố năm 1969 là Bản Di chúc của Bác đã được Bộ Chính Trị Trung ương Đảng ta cấu trúc lại vì nhiệm vụ của cách mạng nước ta lúc ấy. Xem Sđd, Tập 12, Trang 497-512.
211 Sđd,Tập 12, Trang 503.
“Suốt cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa. Bác thương đàn cháu nhỏ Trung Thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm đêm ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sỹ đứng gác ngoài biên cương, Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn tình thương”213.
2.5. TƯ TƯỞNG “QUÂN SỰ LẤY CHÍNH TRỊ LÀM GỐC” CỦA HỒ CHÍ MINH∗ HỒ CHÍ MINH∗
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao và vĩ đại của Đảng và của dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất, đồng thời là nhà quân sự lỗi lạc của cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một di sản quý báu có ý nghĩa dân tộc, quốc tế to lớn. Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh là quan điểm và lý thuyết của Người về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. Tư tưởng quân sự của Người đã kế thừa tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa quân sự nhân loại.
Là bộ phận cấu thành quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về quan sự là cốt lõi đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần phát triển truyền thống quân sự của dân tộc lên đỉnh cao mới của thời đại. Một trong các nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là quan điểm “quân sự lấy chính trị làm gốc”, “quân sự phải phục tùng chính trị”.
Hồ Chí Minh là người sáng lập ra quân đội nhân dân Việt Nam. Người đã trực tiếp biên soạn và chỉ đạo biên soạn nhiều tác phẩm về quân sự như:
“Cách đánh du kích”, “Phép dùng binh của Tôn Tử”, “Cách huấn luyện quân sự của Khổng Minh”, “Kinh nghiệm du kích Nga”, “Kinh nghiệm du kích Tàu”, “Chính trị viên trong quân đội”, “Công tác chính trị trong quân đội”...
dùng làm tài liệu huấn luyện cán bộ, chiến sỹ cách mạng và chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của dân tộc Việt Nam.
Rút kinh nghiệm của cách mạng trong nước và cách mạng thế giới, Người khẳng định tính tất yếu của việc “lấy bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng”. Bởi vì “chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”214. Do đó, nhất định phải có “một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương”215. Vì độc lập tự do không thể cầu xin mà có được, và để giành chính quyền tất yếu nhân dân ta phải sử dụng bạo lực cách mạng, đập tan ách thống trị của chúng. Người khẳng định: “Trong cuộc