tộc và xã hội. Phương thức lãnh đạo của Đảng từ 1945 đến nay đã thay đổi căn bản so với trước 1945. Nội dung của sự thay đổi căn bản đó là: Đảng phải coi trọng và tôn trọng chính quyền, không đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Đảng thực hiện dân chủ và công khai. Đảng phải có đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất, định ra đường lối, chủ trương, chính sách trên mọi lĩnh vực đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển xã hội, với thời đại. Đảng luôn luôn phải đề phòng và tích cực chống quan liêu hoá, hành chính hoá, xa rời quần chúng, tham nhũng và cửa quyền.
Về những điều này, Hồ Chí Minh đã từng rất quan tâm. Trong “Di chúc” để lại cho muôn đời sau, Hồ Chí Minh cũng căn dặn “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”99. Đảng cầm quyền, tức mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân không tự mình thực hiện quyền lực đó mà chọn Đảng làm người đại diện, lãnh đạo xã hội để thực hiện quyền lực và lợi ích của mình. Hồ Chí Minh đã từng quan niệm và quán triệt điều đó trong xây dựng Đảng là:
a) Khi Đảng trở thành một đảng cầm quyền thì có nhiều cán bộ, đảng viên dễ phạm những sai lầm nghiêm trọng như kiêu ngạo, cậy thế, hủ hoá, tư túi, chia rẽ v.v... Chính lẽ đó, ngày 1/3/1947, trong thư gửi các đồng chí đảng viên ở Bắc Bộ, Người nêu lên “những khuyết điểm cần khắc phục như địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, óc hẹp hòi, vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hoá...”. Người nhấn mạnh “Kiên quyết khắc phục những khuyết điểm kể trên thì chúng ta mới chắc chắn đi đến hoàn toàn thắng lợi”100.
Tháng 10 năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm lỗi lầm. Người cho rằng, khuyết điểm, lỗi lầm nặng nề còn nguy hại hơn giặc ngoại xâm.
Ngày 23 tháng 9 năm 1948, trong bài “Cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, Người viết: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân thì sẽ đi đến bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau”101.
Ngày 15 tháng 10 năm 1948, với bài “Chủ nghĩa cá nhân”, Người phê phán một số biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân: “Ngày thường thì kỷ luật kém, khi có vấn đề nghiêm trọng thì hoang mang. Lúc tính toán công việc thì đặt lợi ích cá nhân mình lên trên lợi ích chung... Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra