ăn đủ no, Đảng phải lo.. Ngay cả đến tương, cà, mắm, muối của dân Đảng đều phải lo”124. “Nếu dân đói, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng, chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng, chính phủ có lỗi.. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của Đảng dù có hay mấy cũng không thực hiện được”125. Trong “Di chúc” lịch sử để lại cho muôn đời sau, Người đã trân trọng đề nghị, sau khi kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Đảng và Chính phủ cần miễn thuế nông nghiệp cho nông dân một năm, Người cũng căn dặn Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân.
Để làm tốt trách nhiệm người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn chú trọng nhắc nhở cảnh giác với những nguy cơ xa rời dân, sẽ dẫn đến sự biến chất của Đảng cầm quyền. Bởi thế, Người nói và viết rất nhiều để chống lại một cách kiên quyết các thói hư tật xấu như quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, ô dù, hủ hoá, kiêu ngạo, coi thường dân.. trong hoạt động của các cơ quan chính quyền, Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Người đề cao phê bình và tự phê bình, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.
Người cũng thường căn dặn, tuy Đảng ta nhận trách nhiệm trước dân, lãnh đạo nhân dân, phải phục vụ nhân dân, nhưng không được theo đuôi quần chúng mà phải giáo dục, nâng cao giác ngộ cho quần chúng. Người thường dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trước lúc đi gặp C.Mác, Lênin, Người căn dặn “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm khắc tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấmm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”126.
Như vậy, về vấn đề Đảng cầm quyền không phải mãi đến trong “Di chúc” của mình, Hồ Chí Minh mới đặt ra, mà ngay từ khi chúng ta giành được độc lập 1945, Người đã luôn quan tâm tới với tư cách Đảng đã nắm chính quyền và sử dụng chính quyền như một công cụ của giai cấp công nhân Việt Nam, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
4. Tóm lại: Chúng ta còn có thể tìm ra nhiều những quan niệm khác của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Nhưng điều nổi