Đại ý trong bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sỹ Thuận Yến.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 79 - 88)

 Bài đăng Tập san Cựu chiến binh Đại học Huế, số 5/2009, trang 11-13.

214 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, trang 96.

đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành chính quyền và bảo vệ chính quyền”216.

Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh, trước hết thống nhất với yêu hòa bình và chủ nghĩa nhân đạo. Suốt cuộc đời, Người cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu cách mạng và hòa bình trong độc lập, tự do. Theo Người: “Dùng binh là việc nhân nghĩa, muốn cứu nước, cứu dân”217. Ngay khi phải dùng bạo lực cách mạng, chiến tranh cách mạng để chống lại chiến tranh xâm lược, Người vẫn muốn tránh chiến tranh, vẫn tìm mọi cách cứu vãn hòa bình. Người tuyên bố: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh... Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách... Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi. Nước Pháp có những phương tiện ghê gớm, và cuộc chiến đấu sẽ khốc liệt, nhưng dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do”218. Khi chiến tranh đã xảy ra, Người vẫn đề nghị: “Chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhân độc lập và thống nhất của nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này; hòa bình và trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc”219. Chính lẽ đó, trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người luôn viết thư kêu gọi các bên ngồi vào Hội nghị hòa bình để giải quyết chiến tranh bằng thương lượng.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến của toàn dân chống ngoại xâm, bao gồm cả ba thứ quân: quân chủ lực, quân địa phương và dân quân tự vệ. Sức mạnh bạo lực cách mạng là sự kết hợp sức mạnh của quân sự với chính trị và ngoại giao. Trong đó sức mạnh quân sự là đòn đánh quyết định, sức mạnh chủ yếu chiến thắng quân thù trong toàn bộ cuộc chiến là sức mạnh chính trị và sức mạnh ngoại giao. Sức mạnh bạo lực cách mạng về quân sự là sự kết hợp quân đội chính quy, du kích và binh vận. Trong đó sức mạnh quân đội chính quy và du kích là đòn quyết định, sức mạnh chủ yếu để chiến thắng kẻ thù tàn bạo là binh vận, mà đóng góp của tình báo là cực kỳ quan trọng và to lớn. Sức mạnh bạo lực cách mạng trong tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh chủ yếu còn là sức mạnh của chiến tranh nhân dân: toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Trong đó lợi ích của nhân dân là trên hết, trước hết.

Cơ sở quân sự của tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân chính là “lấy dân làm gốc”, “dân là chủ” theo phương châm "quân với dân như cá với

216 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 304.

217 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 251.

218 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 473.

nước"220, “tất cả sức mạnh đều từ dân mà ra”221. Coi trọng việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị và quân sự, chính trị và chiến tranh, Người khẳng định vai trò quyết định của chính trị trong mọi hoạt động quân sự, từ việc vạch đường lối chiến lược, phát động tập hợp quần chúng đấu tranh vũ trang, xây dựng và sử dụng lực lượng đến việc củng cố hậu phương, căn cứ địa cách mạng, nâng cao trạng thái chính trị, tinh thần của quân đội, v.v. Chính vì thế mà cuộc cách mạng do Người và Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập, lãnh đạo là nhằm thực hiện mục tiêu chính trị: “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người”, thực hiện “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, là làm cho “nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng phải được học hành”222.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân sự phục vụ cho chính trị là một quan điểm cơ bản, đấu tranh chính trị và chiến tranh quân sự luôn gắn bó với nhau. Người khẳng định, mọi hoạt động quân sự phải đứng vững trên lập trường chính trị giai cấp công nhân, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người chỉ rõ: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”223. Chính vì thế mà trong quân đội, từ đại đội trở lên đều phải có chính trị viên, chính ủy. Nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất, là nhân tố quyết định sự trưởng thành, sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang.

Quan điểm “quân sự lấy chính trị làm gốc”, “quân sự phải phục tùng chính trị” là một nội dung cốt lõi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, là nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa chỉ đạo mọi lực lượng, mọi hoạt động quân sự của Đảng và nhân dân ta trong khởi nghĩa vũ trang và trong chiến tranh cách mạng. Đó là nhân tố quyết định làm nên những chiến thắng tuyệt vời của dân tộc ở Hội nghị Giơ-ne-vơ, Hội nghị Pa-ri và nhất là Đại thắng Mùa Xuân năm 1975. Chiến thắng này đã không diễn ra cảnh người Việt tàn sát lẫn nhau như kẻ thù đã từng tuyên truyền. Trái lại, chiến thắng này đã bao gồm việc gìn giữ, bảo vệ tốt nhất tính mạng con người, tài sản của nhân dân, của đất nước: Toàn bộ sỹ quan và binh sĩ ngụy chỉ sau một thời gian học tập, cải tạo, được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã trở về sum họp, đoàn tụ với gia đình, chung sức xây dựng cuộc sống mới; Hầu hết các tỉnh lỵ, thành phố, thị xã, thị trấn ở miền Nam được giữ gần như nguyên vẹn. Đây là chiến công vĩ đại, tuyệt vời nhất của dân tộc, là chiến thắng của ý chí cách mạng tiến công, chiến thắng của đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, khoa học, nhân đạo đúng như nguyện ước của Bác Hồ.

220 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 11, trang 350.

221 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 101; tập 5, trang 55, 409.

222 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 517.

2.6. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI CỦA BẢN “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA”

Trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, cho dù đã có Luận cương của Lênin “về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa”, thì nhân loại vẫn mới chỉ ít nhiều xác nhận khái niệm quốc gia (dân tộc) qua các đường biên giới tự nhiên là chóp núi, dòng sông, mỏm đá,.. Các “cường quốc” vẫn tất yếu là “thực dân” một cách hợp pháp đối với các nước nhỏ và yếu. Kết cục của các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), và lần thứ hai (1939-1945) cho thấy một thế giới vẫn còn chia năm xẻ bảy bởi chiến tranh xâm lược của kẻ mạnh, thân phận con người sẽ còn trở nên vô nghĩa nếu không có một nền công pháp quốc tế bảo vệ nhân loại và hạnh phúc cho con người.

Những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng224 và Cựu Kim Sơn225 trước đó đối với các nước mạnh liệu có hiệu lực không, hay chỉ còn là thứ chiêu bài dễ quên của quá khứ?

Trong mấy ngàn năm trước ấy, Việt Nam đã có một bề dày lịch sử chống ngoại xâm hào hùng với một ý thức quốc gia độc lập có chủ quyền thuộc loại vững chắc nhất thế giới, nhưng trước mùa thu 1945 Việt Nam đã lại bị xóa tên trên bản đồ thế giới, và nhân loại chỉ biết đến một An Nam nghèo, rất kém phát triển với hoàn cảnh hơn 2 triệu người chết đói (dân số Việt Nam lúc này mới chỉ 22 triệu người).

Ý thức về một quốc gia độc lập có chủ quyền thuộc loại vững chắc nhất thế giới của Việt Nam có các đặc trưng cơ bản là: Một dân tộc yêu hòa bình, ghét chiến tranh; Có lòng nhân ái cao cả; Bất khuất chống giặc ngoại xâm quyết vì độc lập dân tộc; Lao động cần cù và lao động sáng tạo; Có sự cố kết cộng đồng dân tộc cao. Tuy nhiên, các lãnh tụ của Việt Nam trong lịch sử mới chỉ thực hiện được một nội dung “nước độc lập”. Chủ tịch Hồ Chí Minh mới là người đầu tiên của lịch sử Việt Nam đã thống nhất hai nội dung “nước độc lập” và “dân tự do, hạnh phúc”. Chế độ mới này được khai sinh bởi bản “Tuyên

 Bài sẽ đăng Hội thảo Khoa học “65 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“ tháng 9 2010.

224 Hội nghị của đại diện ba nước Liên Xô (cũ), Anh, Mỹ họp từ 28 tháng 11 đến 1 tháng 12 năm 1943 tại Têhêrăng (Iran), đã thông qua kế hoạch tiêu diệt các lực lượng vũ trang của phát xít Đức, quyết định mở mặt Têhêrăng (Iran), đã thông qua kế hoạch tiêu diệt các lực lượng vũ trang của phát xít Đức, quyết định mở mặt trận thứ hai ở châu Âu trước 1 tháng 5 năm 1944 và thông qua Nghị quyết bảo đảm nền hòa bình lâu dài trên thế giới sau chiến tranh, v.v. Nhưng sau đó, các giới cầm quyền Mỹ và Anh đã bội ước các điều khoản đã được ký kết trong Hội nghị này.

225 Hội nghị của 50 nước do Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh và Trung Quốc (CP Tưởng Giới Thạch) triệu tập họp tại Cựu Kim Sơn (Xan Phanxicô) ở Mỹ từ 25/4 đến 26/6 năm 1945 để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và Cựu Kim Sơn (Xan Phanxicô) ở Mỹ từ 25/4 đến 26/6 năm 1945 để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Hiến chương Liên hợp quốc đã được các nước thành viên tham dự – sau khi đấu tranh gay gắt – ký kết và có hiệu lực từ 24/10/1945.

ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”226 lịch sử, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại soạn thảo và công bố.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch từ Tân Trào về Thủ đô Hà Nội và sống tại căn nhà số 48 Hàng Ngang. Tại đây, vào sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp với thường vụ Trung ương Đảng chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để chính phủ ra mắt nhân dân, chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hoà ở Việt Nam.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chủ tịch mời một số đồng chí ở Trung ương đến để trao đổi, góp ý kiến cho bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn độc lập. Đúng 14 giờ ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân thế giới việc thủ tiêu chế độ thực dân và phong kiến ở Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

“Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” ra đời trong một thời điểm trọng đại và phức tạp của lịch sử: Trọng đại là vì nó đã kết thúc 80 năm thống trị của thực dân Pháp, 5 năm đô hộ của phát xít Nhật, hàng nghìn năm của chế độ phong kiến ở Việt Nam, và khẳng định tính đúng đắn, khoa học của cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Phức tạp là vì các lực lượng thù địch vẫn lăm le tái chiếm Việt Nam: ở miền Nam thực dân Pháp nấp sau lưng quân đội Anh đang tiến vào Đông Dương; ở miền Bắc quân đội Tưởng Giới Thạch, tay sai của đế quốc Mỹ, đã chực sẵn ở biên giới; kẻ thù ở trong nước được sự tiếp sức của thực dân Pháp đang tìm mọi cách ngóc đầu dậy.

Kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường bất khuất của dân tộc, “Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là bản anh hùng ca mở đầu một kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Bản “Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nó là kết quả của tầm nhìn sâu rộng, của bao suy nghĩ trăn trở, và hơn cả là của một tấm lòng luôn luôn hướng về đất nước, về nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bản “Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” được viết và hoàn thành trong một thời gian rất ngắn. Nhưng nhất định không phải đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới nghĩ đến việc soạn thảo và cho ra đời bản “Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. Bản “Tuyên ngôn Độc

226 Xem nguyên văn Bản Tuyên ngôn trong Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 555-557; hoặc tập 4, trang 1-4. 555-557; hoặc tập 4, trang 1-4.

lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là một văn bản chính luận hiện đại với hệ thống lý lẽ đanh thép và hệ thống dẫn chứng hùng hồn không thể chối cãi, có sức thuyết phục cao, phải là kết quả của cả một quá trình trăn trở, suy ngẫm trong hành trình tìm đường cứu nước của Người qua nhiều nước trên thế giới; là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi của Người. “Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đã thể hiện tầm nhìn sâu rộng, khả năng dự liệu thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam, mà còn là thắng lợi của cách mạng giành chính quyền chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhất, tổn thất nhỏ nhất, nhưng thành công lớn nhất, triệt để nhất trong lịch sử nhân loại. Điều này cho đến nay lịch sử nhân loại chưa một lần lặp lại và trong tương lai cũng khó đạt được.

Có được thành quả to lớn ấy, công đầu phải thuộc về sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, nhưng vai trò của Hồ Chủ tịch là không thể phủ nhận. Để có được thắng lợi vĩ đại ấy, Hồ Chủ tịch đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930; Đảng Cộng sản Việt Nam do Người trực tiếp rèn luyện đã lãnh đạo dân tộc thực hiện hai cuộc Tổng diễn tập 1930-1931 và 1936-1939; Hồ Chủ tịch cũng đã trực tiếp lãnh đạo cuộc Diễn tập giành chính quyền ở Cao-Bắc-Lạng (1943-1944) mà dự đoán thiên tài “Đồng minh thắng, phát xít thua, Việt Nam nhất định độc lập”227. Người đã nắm chắc thời cơ và khi thời cơ chín muồi cũng chính Người đã “chớp lấy” thời cơ kịp thời nhất mà đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vĩ đại “Cách mạng Tháng Tám năm

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w