Xem Sđd, trang 3.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 88 - 91)

tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam. “Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 2/9/1945 là “tiếp nối bài thơ của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi... thể hiện truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập”236. “Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 2/9/1945 là kết quả của cuộc đấu tranh bất khuất vì độc lập của dân tộc Việt Nam, mà nếu mô tả nó thì “phải vẽ một thanh gươm và tô đậm một màu máu. Máu nhuộm đỏ ruộng nương nơi ta cầy cấy, máu nhuộm đỏ cầu ao nơi em ta giặt giũ hàng ngày, máu nhuộm đỏ mảnh sân nơi con ta nô đùa ngày bé”.

Sự ra đời của bản “Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” thực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam ta. “Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đã khẳng định những quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam và trở thành một cuộc đối thoại lớn có ý nghĩa lịch sử trọng đại: Tuyên bố với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới về việc chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và hàng nghìn năm phong kiến ở Việt Nam; Tuyên bố thành lập chế độ Dân chủ Cộng hoà, yêu cầu Quốc tế công nhận độc lập tự do của dân tộc Việt Nam; Khẳng định “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”; Thể hiện quyết tâm cao nhất của dân tộc trong đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

“Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là tác phẩm bất hủ của Hồ Chủ tịch, là bản anh hùng ca mở đầu kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên Độc lập tự do và Chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đồng thời còn có giá trị đấu tranh bác bỏ những lý lẽ láo xược cùng âm mưu tái chiếm Việt Nam của các lực lượng thù địch, tranh thủ sự đồng tình rộng rãi của dư luận quốc tế vì một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Ngay sau Lễ tuyên thệ của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, Người nói: “Độc lập tự do là của quý báu, quý giá vô ngần, ta đã khổ sở trong bao nhiêu năm mới giành được, cần cố gắng giữ gìn, bảo vệ”.

Ngay sau tuyên bố trịnh trọng với dân tộc và toàn thế giới: “Tất cả các dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền được mưu cầu tự do sung sướng. Việt Nam đã là một quốc gia độc lập. Tất cả dân tộc Việt Nam, quyết đem tất cả tinh thần, tính mạng, lực lượng và của cải, để quyết giữ gìn độc lập dân tộc ấy”237, là những tuyên bố danh thép khác của Người: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai

236 Xem Sổ tay tra cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Hải Phòng, 1999, trang 205.

cũng được học hành”238, “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Nam, Bắc là một nhà. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”239, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”240, “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn, thì cũng phải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”241, “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá, thì chúng ta cũng phải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”242,.. đã khích lệ dân tộc Việt Nam đánh thắng các đế quốc to, hùng mạnh nhất thế giới và thời đại, giữ vững độc lập dân tộc và đang từng bước mang lại ngày càng nhiều các hạnh phúc to lớn cho nhân dân.

“Tuyên ngôn độc lập 1945 của Việt Nam đã được thế giới coi như là Tuyên ngôn nhân quyền của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. “Đó là một đạo luật mới của nhân dân thế giới khẳng định quyền tự do, độc lập bất khả xâm phạm của các dân tộc bị áp bức”243. Thực tế, nó đã có ý nghĩa như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa, khởi đầu cho cuộc tấn công và làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới trong thế kỷ XX. Nhiều nước Á – Phi đã thừa nhận đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự xác lập một nền công pháp quốc tế mới, một nền công pháp đảm bảo cho các quyền tự do, bình đẳng của con người và quyền tự quyết, quyền bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trong việc lựa chọn con đường phát triển độc lập tự do về chính trị, kinh tế, văn hóa,.. của đất nước mình.

Ngày nay, khi nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba, nhưng tiếng súng chiến tranh vẫn không ngừng vang lên ở châu Phi, Trung Cận Đông, bán đảo Bancăng,.. mà trong đó không thể không có những bàn tay kẻ mạnh nhúng vào. Những siêu cường vẫn xâm phạm quyền tồn tại và tự quyết của các dân tộc, kẻ mạnh vẫn ngang nhiên ném bom lên các đất nước “khó bảo” khác rồi bắt người ra toà án quốc tế, rêu rao những bài học nhân quyền cho các quốc gia khác. Trong một bối cảnh như thế, những tư tưởng của Tuyên ngôn độc lập 1945 Việt Nam và tinh thần đấu tranh không mệt mỏi và khoan nhượng cho

238 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tập 4 trang 161.

239 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, trang 246; tập 12, trang 516.

240 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, trang 480; tập 5, trang 767, tập 12, trang 516, 584. 584.

241 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, trang 508; Chỉ từ 1965 đến 1969 Người đã nhắc cụm từ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” khoảng 60 lần trong các Thư khen và các Lời kêu gọi nhắc cụm từ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” khoảng 60 lần trong các Thư khen và các Lời kêu gọi (xem tập 11 và tập 12).

242 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, trang 108.

243 Đánh giá ý nghĩa quốc tế, ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn độc lập của nước ta, trong lễ trao bằng Tiến sĩ luật khoa danh dự cho Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1959, của ông Giám đốc Trường Đại học Tổng hợp Băng- luật khoa danh dự cho Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1959, của ông Giám đốc Trường Đại học Tổng hợp Băng- Đung (Indonesia).

độc lập tự do của dân tộc và quyền sống, quyền hạnh phúc của con người của nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn nguyên tính thời đại.”244

Chương 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

3.1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINHTƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 88 - 91)