Sđd, tập 12, trang 500-501.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 71 - 72)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những nguyên thủ quốc gia rất hiếm của thế giới đã quan tâm đến đạo đức một cách toàn diện và cụ thể, hệ thống và chi tiết. Suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, vấn đề đạo đức cách mạng luôn được Người quan tâm ở vị trí hàng đầu, với “ham muốn tột bậc là nước phải hoàn toàn được độc lập, dân phải hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng phải được học hành”. Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm là đạo đức suốt đời vì hạnh phúc nhân dân:

“Bác sống như trời đất của ta,

Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa, Tự do cho mỗi đời nô lệ,

Sữa để em thơ, lụa tặng già...”

Tố Hữu

Người đề ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng đối tượng người Việt Nam.

Với thiếu niên nhi đồng, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”190. Những chuẩn mực đạo đức Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là: “Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh. Thật thà, dũng cảm”191.

Người đánh giá cao vai trò của thanh niên là người chủ tương lai của đất nước. Người khẳng định nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu phần lớn là do các thanh niên. Người khuyên thanh niên: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”192. Người dạy thanh niên phải kiên quyết làm bằng được những điều sau:

“a) Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc).

b) Các việc đáng làm, thì khó mấy cũng cố chịu quyết tâm làm cho kỳ được.

c) Ham làm những việc ích quốc lợi dân, Không ham địa vị và công danh phú quý.

d) Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc.

e) Quyết tâm làm gương về mọi mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch. f) Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc. Nói ít làm nhiều, thân ái đoàn kết...”193.

* Bài đã đăng ở Tạp chí Huế Xưa và Nay số 80 tháng 3 năm 2007, và “Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng” ở Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay” do Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tháng 9 năm 2007.

Một phần của tài liệu GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w