Nắm vững tinh thần ý nghĩa của chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm vững xu thế thời đại, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Bác đề xướng và kiên trì thực hiện đường lối “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” ở Việt Nam. Đó là xu thế tất yếu của Cách mạng Việt Nam mà cũng là xu thế đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều nước trên thế giới.
Từ trình độ đối tượng nghe, tìm hiểu là ai, ở cấp độ nào mà Hồ Chí Minh đã có nhiều định nghĩa khác nhau về CNXH ở Việt Nam. Thông qua đó mà làm rõ các đặc trưng bản chất, các mục tiêu, các động lực của CNXH ở Việt Nam.
Cũng như Mác, Enghen và Lênin, ở Hồ Chí Minh quan điểm CNXH về thực chất của vấn đề tự nó đã là một sự hiểu biết lịch sử cụ thể, tức nói lên giới hạn tồn tại lịch sử của cái đối tượng nó phản ánh trong tính quy định của mình. Nếu Mác chỉ mô tả lịch sử quá trình ra đời của chủ nghĩa tư bản sau khi đã giành 23 chương đầu của “Bộ tư bản” phân tích lôgic về tư bản với tính cách là một hiện tượng lịch sử cụ thể và tương ứng là một khái niệm với nó, thì Hồ Chí Minh cũng đã không chủ yếu mô tả xã hội XHCN, mà trước tiên chủ yếu là phân tích lôgic về CNXH với tính cách là một hiện tượng lịch sử cụ thể và tương ứng là một khái niệm với nó của lịch sử Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể của thời đại ngày nay.
Từ lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Người khẳng định: “Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi, trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạnh thế giới, trước hết là phe XHCN hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”136.
Từ 1925, trong “Đường Kách mệnh” Người chỉ ra bốn mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta là: dân tộc độc lập; dân quyền tự do; dân sinh hạnh phúc; tiến lên CNXH. Trong “Chính cương vắn tắt” năm 1930, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. Năm 1959, Người nhấn mạnh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”137. Người cũng đã kết luận: “Chủ nghĩa Lênin với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, di tới CNXH và CNCS”138.
Theo Hồ Chí Minh, CNXH ở Việt Nam không diễn ra theo con đường phát triển tự nhiên từ CNTB lên CNXH, mà là sự quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sức sản xuất kém phát triển lên CNXH. Quá trình này rất khó
136 Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - Hà Nội 1987 - Tr 294