Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn (LASUCO)

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình CPH các Doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường (Trang 47 - 50)

III. Khái quát quá trình tổ chức, thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nớc ngành mía đờng.

1. Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn (LASUCO)

Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn là đơn vị đầu tiên của ngành mía đờng trong khối doanh nghiệp nhà nớc tiến hành cổ phần hoá vào năm 2000. Từ sau khi cổ phần hoá đến nay, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn trong ngành mía đờng Việt Nam, là công ty cổ phần lớn làm ăn có hiệu quả, đang không ngừng phát triển để hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh.

Từ khi có nhà máy đờng Lam Sơn và ngày nay là Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn phát triển, đã làm thay đổi cục diện kinh tế của cả một vùng trung du phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Quá trình phát triển của công ty gắn liền với việc xây dựng và tăng cờng mối quan hệ hợp tác giữa công nhân với nông dân. Công ty đã trở thành mô hình tiêu biểu về liên minh công nông. Mô hình này đã đợc Thủ tớng

Chính phủ và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nớc đến thăm và khẳng định. Đến nay, vùng mía đờng Lam Sơn đã thu hút 94 xã thuộc 9 huyện trung du, miền núi và 4 nông trờng quốc doanh phía Tây tỉnh Thanh Hoá với số dân gần 1 triệu ngời.

Với chủ trơng và biện pháp đúng đắn bắt đầu từ việc xác định phải dựa vào dân, giúp nông dân xoá đói giảm nghèo, vơn lên làm giàu, nhà máy có đứng vững thì phải dựa vào dân, dân có giàu thì nhà máy mới phát triển và nhà máy có phát triển thì dân mới thực lực vơn lên làm giàu. Công ty đã xây dựng và giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích kinh tế với nông dân, gắn công nghiệp với nông nghiệp, thực hiện liên minh về công nông phát triển. Công ty cũng đã hình thành mối quan hệ hợp tác đa thành phần : Kinh tế Nhà nớc với kinh tế hộ nông dân, kinh tế Trung - ơng với kinh tế địa phơng, dịch vụ tín dụng với công nghiệp chế biến, công tác nghiên cứu khoa học chuyển giao kỹ thuật với chiến lợc thị trờng.

Với sự gắn bó giữa nhà máy với vùng nguyên liệu, giữa công nhân với nông dân mà khi tiến hành cổ phần hoá hàng vạn nông dân và nhiều thành phần kinh tế khác đã hăng hái tham gia góp vốn cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Khi công ty đã cổ phần hoá, sức phát triển của công ty càng mạnh vì tiềm năng đợc khai thác, sự gắn kết giữa các thành phần kinh tế, giữa công nhân và nông dân tham gia cổ đông càng chặt chẽ. Năng suất chất lợng sản phẩm ngày càng tăng. Cổ đông tin tởng, phấn khởi và nông dân gắn bó với nhà máy, công ty hỗ trợ đầu t cho nông dân. Nhờ đó mà vùng nguyên liệu mía ngày càng ổn định và phát triển. Các nhà máy vệ tinh nh giấy, sữa, bánh kẹo, dịch vụ thơng mại, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến phân bón, cũng phát triển theo, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu…

kinh tế hợp lý và đời sống, dân trí đợc nâng cao, bộ mặt khu công nghiệp mới, đô thị mới Lam Sơn càng trở nên sầm uất.

Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn đã trở thành một doanh nghiệp hàng của ngành mía đờng Việt Nam có uy tín trên thơng trờng trong và ngoài nớc. Sản xuất, kinh doanh liên tục tăng trởng với tốc độ cao, phát triển đa ngành đa nghề. Từ năm 1992 đến năm 2003 sản lợng đờng tăng 29 lần, doanh số tăng 97,5 lần, nộp ngân sách tăng gần 100 lần, vốn tích luỹ tăng 7 lần, thu nhập của công nhân viên tăng 12 lần, đời sống đợc cải thiện ngày một cao. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp và nông dân trong vùng tăng nhanh, tiềm năng lao động, đất đai đợc khơi dậy, nội lực trong vùng đợc phát huy có hiệu quả.

Năm 2003, công ty đã có 15 nhà máy, xí nghiệp thành viên. Trong đó có 2 nhà máy đờng công suất 7000 tấn mía/ngày. Công ty đã tổ chức lại một số thành viên hạch toán độc lập đó là: công ty cổ phần vận tải Lam Sơn, công ty cổ phần phân bón Lam Sơn, nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình, từng bớc hình thành mô hình công ty mẹ, công ty con đủ sức cạnh tranh và phát triển. Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn cùng với nông trờng Sao Vàng thành lập công ty liên doanh Lam Sơn – Sao Vàng, cùng tự nguyện góp vốn hình thành phơng thức hợp tác hóa giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Hiện nay, công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn cũng đang mở rộng sản xuất cồn theo hớng cồn thay thế một phần xăng dầu; phát triển chăn nuôi bò sữa và đầu t phát triển du lịch – dịch vụ thơng mại.

Trong nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, mô hình hợp tác thống nhất lợi ích cùng chia sẻ của các thành phần kinh tế tạo cơ hội và môi trờng cho công nghiệp, nông dân có điều kiện phát huy dân chủ, tự nguyện cùng tôn trọng các lợi ích của mọi cổ đông, mọi thành viên nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đang đợc Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn coi trọng từ sau khi tiến hành cổ phần hoá. Cổ phần hoá đã và đang là động lực thúc đẩy cho sự phát

triển của công ty, là cơ sở và điều kiện để đầu t về khoa học công nghệ, về chiến l- ợc phát triển con ngời, về chất lợng sản phẩm tạo lập những yếu tố đặc trng phong cách độc đáo cho các sản phẩm mang thơng hiệu riêng LASUCO, có đủ sức cuốn hút ngời tiêu dùng trong và ngoài nớc. Đó là tiền đề để Công ty cổ phần mía đờng Lam Sơn tiến tới xây dựng một tập đoàn kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ – thơng mại Lam Sơn góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá quê hơng và đất nớc.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình CPH các Doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w