III. Những biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nớc ngành mía đờng.
5. Giải quyết tốt lợi ích của ngời lao động
Lợi ích của ngời lao động trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nớc thể hiện trên các khía cạnh sau:
5.1. Mua cổ phần u đãi của cán bộ công nhân viên
Quyền đợc mua cổ phần u đãi của cán bộ công nhân viên sau khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc là chính sách đảm bảo lợi ích cho những ngời đã làm trong doanh nghiệp nhà nớc, thể hiện bản chất u việt của chế độ ta. Các công ty cần thực hiện nghiêm túc theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP:
Ngời lao động có tên trong danh sách thờng xuyên của doanh nghiệp cổ phần hoá tại thời điểm quyết định cổ phần hoá đợc Nhà nớc bán tối đa 10 cổ phần cho mỗi năm đã làm việc thực tế tại khu vực Nhà nơc với giá giảm 30% so với mệnh giá ban đầu. Trị giá một cổ phần là 100.000 đồng.
Đối với ngành mía đờng, đặc điểm của các nhà máy là có vùng nguyên liệu nên cổ phần u đãi còn cần đợc dành cho cả những hộ nông dân trồng mía nguyên liệu bán cho nhà máy. Về điểm này, các nhà máy đờng khi tiến hành cổ phần hoá nên học áp dụng cách làm của công ty đờng Lam Sơn: Cứ bán 10 tấn mía cho công ty thì đợc mua 1 cổ phần giá u đãi. Cụ thể là mua 1 trị giá 100.000đồng nhng chỉ phải trả 70.000 đồng.
Tổng giá trị u đãi không vợt quá giá trị phần vốn nhà nớc tại doanh nghiệp sau khi đã trừ giá trị cổ phần nhà nớc nắm giữ.
5.2. Việc bán cổ phiếu khi có nhu cầu chính đáng
Việc ngời lao động bán cổ phiếu là một thực tế đã xảy ra ở một số công ty cổ phần. Nếu bán hết cổ phiếu, ngời lao động trở thành trắng tay, và khi đó họ thực sự trở thành ngời lao động làm thuê. Khi tình trạng bán cổ phiếu trở thành phổ biến thì có nguy cơ tập trung cổ phần vào những ngời trục lợi nắm cổ phần chi phối và làm thay đổi bản chất của công ty cổ phần. Do đó, việc ngời lao động bán cổ phiếu là kết cục chúng ta không mong muốn.
Có một số trờng hợp, việc ngời lao động bán cổ phiếu xuất phát từ nhu cầu chính đáng nh đau ốm, rủi ro hay chuyển sang làm nghề tự do. Trong những trờng hợp này cần khuyến khích họ bán cho ngời lao động khác trong công ty. Trờng hợp ngời lao động bán cổ phiếu cho ngời ngoài công ty cần rất hạn chế và phải đặc biệt lu ý khả năng tích tụ cổ phần chi phối để thao túng công ty của những ngời mua gom cổ phần.
5.3. Giải pháp đối với lao động dôi d
Khi tiến hành sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nói chung, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc nói riêng thì một trong những vấn đề phát sinh là sẽ có một số lao động đáp ứng đợc nhu cầu đổi mới, cũng nh trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp theo hớng gọn nhẹ, hiệu quả trong quản lý, sản xuất có thể làm cho một số lao động mất việc làm do trình độ, do sức khoẻ. Đây chính là hiện tợng lao động dôi d sau khi thực hiện cổ phần hoá. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc nói chung, ngành mía đờng nói riêng thì cả Nhà nớc và doanh nghiệp cùng phải tính toán và có phơng án giải quyết đối với số lao động dôi d khi tiến hành cổ phần hoá.
Các doanh nghiệp phải tiến hành rà soát, xây dựng đúng định mức lao động. Nếu không bố trí đợc việc làm thì giải quyết theo chế độ mất việc làm quy định tại Điều 17 Bộ luật lao động. Nguồn kinh phí giải quyết lao động dôi d đợc lấy từ doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp và ngân sách nhà nớc. Cụ thể đối với những ngời lao động nguyện vọng về hu trớc tuổi, nếu tuổi đời từ đủ 55 đến dới 60 đối với nam, từ đủ 50 đến dới 55 đối với nữ và thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì đợc về hu không trừ phần trăm do về hu trớc tuổi và còn đợc hởng thêm trợ cấp. Đối với ngời thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc thì tuỳ theo thời gian công tác và lơng cơ bản mà đợc hỗ trợ về tài chính.
Ngoài những hỗ trợ về tài chính nh trên thì Nhà nớc nên tạo môi trờng thuận lợi cho việc phát triển khu vực kinh tế phi nhà nớc để tạo thêm việc làm, tổ chức những ngành nghề thủ công để ngời lao động đảm bảo đợc cuộc sống tối thiểu. Nhà nớc trực tiếp tổ chức đào tạo lại nghề cho lao động dôi d hoặc trợ cấp tài chính cho đối tợng này để tự học, tự tìm cách học nghề. Các doanh nghiệp phát huy trách nhiệm và sự năng động tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. mở rộng sản xuất kinh doanh để đảm bảo việc làm cho ngời lao động, tạo thêm chỗ làm mới cho họ