Công tác giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Cao đắng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An đã đạt được một số kết quả đáng
tự hào. Tuy nhiên, quá trình đó vẫn còn một số tồn tại, đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa của đội ngũ giảng viên và sv trong nhà trường đê đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
Một là, việc giảng dạy tư tưỏng Hồ Chí Minh chưa thực sự tạo đuực sự hấp dẫn đoi với sv.
Bộ môn Lý luận Chính trị có 5 giảng viên giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong số đó chỉ có một giảng viên đã học lóp bồi dưỡng về giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong 6 tháng ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, số giảng viên còn lại được đào tạo các chuyên ngành khác nhưng phải tự nghiên cứu để giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, kiến thức chuyên môn chưa nhuần nhuyễn nên chất lượng giảng dạy chưa thể tốt. Bài giảng vẫn còn khô khan, thiếu hấp dẫn đối với sv. vấn đề này đã làm giảm hiệu quả của việc nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh, do đó cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Giờ giảng không hấp dẫn làm cho các em thiếu thiện cảm và dẫn đến học đối phó miễn sao không phải thi lại, học lại.
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Đảng ủy, Ban giám hiệu phát động trong toàn trường đã thu được những chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện đạo đức, giữ gìn lối sống của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sv trong nhà trường. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn chưa thật sự tạo được sự hồ hởi, phấn khởi, lôi cuốn đông đảo cán bộ, giảng viên, sv tích cực, tự giác tham gia, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Ờ một số người, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mới chỉ dừng lại ở các hoạt động mang tính hình thức, chưa có các nội dung thiết thực, thiếu sức thuyết phục. Nhiều cán bộ, giảng viên chỉ lo công tác chuyên môn mà không hào hứng với cuộc vận động, chỉ tham gia cho có lệ. Chính vì vậy, quá trình thực hiện đem lại hiệu quả chưa cao.
Ba là, sự phoi hợp giữa các tổ chức đoàn thể, các phòng, khoa trong nhà trường chưa thật chặt chẽ, đồng bộ.
Để quá trình giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao, đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng giảng viên Bộ môn Lý luận Chính trị mà đòi hỏi sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thê, các phòng, ban, khoa trong nhà trường. Tuy nhiên sự phối hợp đó chưa thật chặt chẽ, đồng bộ. Các khoa thường chú trọng nhiều hơn đến kết quả học tập của sv. Các phòng chỉ thường tập trung giải quyết việc chuyên môn như quản lý điểm, đề thi, các
chế độ chính sách cho sv... chứ không chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho sv. Mỗi khoa, phòng thường chú trọng công việc chuyên môn của khoa, phòng mình, không có sự phối họp với nhau trong việc rèn luyện đạo đức cho sv.
Hồ Chí Minh đế sv học tập. Đoàn thường tổ chức các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục, thể thao, phối hợp với các khoa tổ chức các hoạt động mang tính chuyên môn, hên quan đến kiến thức đã học. Trong khi, những hoạt động hên quan đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thi kể chuyện về Bác Hồ, tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Người, tọa đàm về Chủ tịch Hồ Chí Minh... thì rất hạn chế.
Năm là, chưa thực hiện được hoạt động nên gương điển hình về cán bộ,
giảng viên và sv trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh đế noi theo, dế cô vũ, động viên và tạo sự lan tỏa trong toàn trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [21; 263], chính tấm gương của mỗi thầy, cô giáo, của những sv tiêu biểu mới có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất đối với sv nhà trường. Nhìn vào tấm gương sáng ấy, các em mới có động lực đê học tập, noi theo. Thế nhưng, nhà trường vẫn chưa thực hiện được hoạt động nêu gương điển hình về cán bộ, giảng viên và sv trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đê giáo dục đạo đức cho sv trong trường.
Số lượng cán bộ, giảng viên nhà trường là 203 người, cùng với hàng ngàn sv theo học. Nhưng năm 2013, chỉ có 1 đại biểu duy nhất của nhà trường được vinh danh là một trong 30 cá nhân tiêu biểu về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thành phố. Con số này quả thực là rất ít ỏi so vói số lượng đông đảo của cán bộ, giảng viên, sv toàn trường. Chính vỉ vậy việc giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thực sự tạo được sự lan tỏa trong toàn trường.
- Giảng viên phần lớn học các chuyên ngành khác, chủ yếu phải tự nghiên cứu đế giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh nên kiến thức chưa thực sự vững chắc, chưa lôi cuốn được sv. Trong khi muốn truyền tải nội dung bài học cho sv có hiệu quả, thông qua đó giáo dục đạo đức cho các em thì giảng viên phải nắm chắc kiến thức, hiểu rõ thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đồng thời trong mỗi tiết giảng phải lồng vào những câu chuyện giản gị xung quanh cuộc đời của Người.
- Một số sv chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò, nền tảng to lớn của đạo đức trong sự ổn định và phát triển nghề nghiệp của các em sau này, chưa gắn chặt học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
- Trong công tác tổ chức, chưa coi trọng và xem xét chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo đức, vẫn chủ yếu quan trọng về kết quả học tập. Giáo dục đạo đức chưa được quan tâm đúng mức, thiếu các sân chơi bổ ích cho sv. Các quy định về đạo đức, lối sống trong sv chưa cụ thể và chưa được thực hiện nghiêm, còn nghiêng về học là chủ yếu.
- Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội do mặt trái của nền KTTT và xu hướng toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng đạo đức của sv, gây khó khăn cho quá trình giáo dục đạo đức của nhà trường.
Có thể nói, việc khắc phục những hạn chế trên để giáo dục đạo đức cho sv là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực, sự chung tay góp sức của tất cả đội ngũ cán bộ, giảng viên và sv trong toàn trường.
Kết luận chương 2
Công tác giáo dục đạo đức cho sv ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Nhà trường đã luôn coi trọng việc xếp loại rèn luyện, chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị nhằm tăng cường giáo dục đạo đức cho sv. Các giảng viên, cán bộ, công nhân viên luôn gương mẫu trong việc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đế sv noi theo. Đoàn trường phối hợp với các phòng, khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động có nội dung gắn với giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho
sv là do nhà trường luôn xác định được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh; sự tận tâm của đội ngũ cán bộ, giảng viên; sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường cũng như sự nỗ lực của chính bản thân mỗi sv.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác giáo dục đao đức cho sv trong nhà trường còn một số tồn tại. Đó là việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn đối với sv, việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa thực sự đi vào chiều sâu. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường chưa thật chặt chẽ và Đoàn thanh niên chưa tố chức được nhiều hoạt động liên quan. Nhà trường vẫn chưa thực hiện được hoạt động nêu gương điên hình về cán bộ, giảng viên và sv trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ thực trạng nói trên, để công tác giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện có hiệu quả, cần đưa ra những phương hướng và giải pháp phù họp.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QƯẢGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ