Quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường đã du nhập những tư tưởng đạo đức mới, tác động đến quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 39)

tưởng đạo đức mới, tác động đến quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên

Toàn cầu hoá là khái niệm ra đời từ những năm 80 của thế kỷ XX, dùng đê chỉ quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối hên hệ, ảnh hưởng, tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, làm biến đổi các quan hệ thế giới, từ đó nảy sinh những sự kiện mới. Trong quá trình toàn cầu hoá, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triên khi hoà mình trong cộng đồng thế giới, trở thành một mắt xích trong sợi dây chuyền của nền kinh tế thế giới.

Nhìn chung, toàn cầu hoá có những diêm tích cực. Đó là thúc đây sự phát triển xã hội và quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất, tạo sự tăng

trưởng kinh tế cao ở nhiều khu vực, tái cơ cấu nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, nó tăng cường truyền bá, chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả, những phát minh sáng tạo mới về khoa học - công nghệ và tố chức quản lý, đưa thông tin đến từng quốc gia, từng cá nhân một cách nhanh chóng và đa dạng. Không những thế, nó còn tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và quốc gia.

Bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hoá cũng có mặt tiêu cực. Đó là làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước, các khu vực. Cuộc sống của con người trở nên kém an toàn hơn, nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng dây chuyền trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, các bí mật thông tin và đời tư bị xâm phạm. Toàn cầu hóa thu hẹp phạm vi và hiệu quả của quyền lực, của nhà nước dân tộc, ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc.

Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ chế độ bao cấp và chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN. Một nền kinh tế mở đang ngày càng đặt dần những bước chân mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế và đã bộc lộ tính hai mặt (tích cực lẫn tiêu cực), tác động đến các giá trị tinh thần, đặc biệt là giá trị đạo đức tốt đẹp.

Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ, trong đó có sv, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước ta và thế giới. Với những đặc diêm

trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh

hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên nền

KTTT và xu hướng toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ tới đối tượng này. Nhìn

nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc.

Tuy nhiên, mặt trái của nền KTTT, quá trình toàn cầu hóa đã du nhập những tư tưởng đạo đức thiếu lành mạnh và trái với truyền thống đạo đức của dân tộc làm ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho sv. Một biểu hiện khá điển hình của tiêu cực này là đang hình thành một thái độ bàng quan đối vói những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộ trong sv, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Hy sinh và quan tâm đến người khác, không gì ngoài vấn đề là việc làm đó sẽ đưa lại lợi ích gì cho chính mình.

Sự du nhập lối sống và sản phâm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít sv xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Trong sv hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bói cảnh một nền KT - XH mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận sv đang bị lệch chuẩn, đặc biệt có quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi.

Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm - vốn rất được đề cao trong đạo đức của người phương Đông, đang ngày càng lan rộng trong sv. Nó như một tuyên ngôn cho lối sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu hụt những dam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ. Bên cạnh đó, trong nhiều sv, xuất hiện thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Lối sống thực dụng, vì

Như vậy, có thế nói, xu hướng toàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. Thế hệ trẻ nói chung, sv Việt Nam nói riêng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cầu hóa. Họ là nguồn nhân lực đầy sức mạnh, tuổi trẻ và có tri thức, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với cái mới, cái hiện đại và thay đổi linh hoạt, khả năng nhạy bén nắm bắt cái mới - những tố chất rất cần thiết cho một thời kỳ phát triển mới. Vì vậy, việc phát huy tính tích cực, chủ động và điều chỉnh những hành vi lệch lạc, đi ngược với thuần phong

mỹ tục tốt đẹp của truyền thống dân tộc trong ý thức đạo đức của sv, có tác dụng

vô cùng to lớn trong việc phát triến và sử dụng nguồn lực quý này.

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w