Xuất phát từ ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới đạo đức

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 36)

nói chung

và đạo đức sinh viên nói riêng

Không ai có thể phủ nhận những tác động tích cực và hiệu quả cũng như cơ hội to lớn do nền KTTT đem lại. KTTT là điều kiện kích thích tăng năng suất lao động không ngừng. Sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi cá nhân luôn được khuyến khích. Chính điều này đòi hỏi mỗi người phải tích cực học tập, rèn luyện bản thân. KTTT cũng nghiêm khắc đào thải sự lạc hậu, yếu kém của con người.

về phương diện đạo đức, lối sống, sự ảnh hưởng tích cực của KTTT là từng bước hình thành nhân cách tự chủ, tự lập trong con người, rèn luyện con người ý thức lao động, bản lĩnh, năng động, thích nghi và sáng tạo, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của xã hội.

Nhưng cũng phải thắng thắn thừa nhận rằng, chính nền KTTT cũng đã đặt ra cho chúng ta rất nhiều thách thức và vấn đề phải giải quyết. Một trong những vấn đề đang trở thành tâm điểm của sự chú ý hiện nay đó là sự thay đổi trong nhận thức về các giá trị đạo đức của một bộ phận không nhỏ sv trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.

KTTT nảy sinh lối sống chạy theo đồng tiền. Đã có không ít hiện tượng từ chỗ coi trọng các giá trị đạo đức, chính trị, xã hội sang tuyệt đối hóa các giá trị vật chất, từ chỗ lấy con người tập thể, con người xã hội làm mẫu mực, là đạo đức cao nhất, sang tuyệt đối hóa con người cá nhân, thậm chí là cá

nhân ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, từ chỗ lấy lý tưởng, đạo đức làm mẫu mực sang lấy đồng tiền làm thước đo giá trị của con người.

Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sv nói riêng phần lớn là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước hòa bình, thống nhất và đã qua thời kì bao cấp. Chính vì vậy, họ sở hữu một nét tính cách hết sức đặc biệt và quý báu. Đó là sự nhạy cảm với thòi cuộc, chủ động và dễ dàng tiếp nhận cái mới, năng động, sẵn sàng dấn thân để trải nghiêm và có xu hướng đề cao cá nhân. Xét trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi cả thế giới đang trong trào lưu mở cửa, hội nhập thì những nét tính cách này là điều kiện vô cùng thuận lợi để sv Việt Nam hội nhập thành công.

Tuy nhiên, nét tính cách này cũng có mặt trái của nó. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, thông tin bùng nổ, giới sv tiếp thu những cái mới rất nhanh chóng nhưng dường như những giá trị truyền thống của dân tộc cũng vì thế mà đang bị lãng quên ngày một nhanh.

Hiện nay, ở nhiều nơi và nhiều lúc đã bắt đầu xuất hiện xu hướng đối lập một cách thái quá giữa các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Trong một bộ phận không nhỏ sv đã và đang nối lên xu hướng quay lưng lại với các giá trị truyền thống, đua đòi theo lối sống bên ngoài, chạy theo đồng tiền. Từ đó dẫn đến việc phủ nhận vai trò của các giá trị truyền thống, muốn xóa bỏ nó và thay thế bằng các giá trị hiện đại hơn, mới hơn. Một bộ phận sv thờ ơ với truyền thống, không hiểu về truyền thống lịch sử của dân tộc, về cội nguồn, không hiểu biết nào chính xác về các nhân vật lịch sử của Việt Nam như Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi...

Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận sv đang bị lệch chuẩn, đặc biệt là quan niệm cho rằng đạo đức và lợi ích cá nhân là đồng nhất trong mọi quan hệ. Sự gian dối, hành vi dối trá, gian lận được coi là một chuyện bình thường. Không khó để nhận thấy một rằng trong giói sv hiện nay

không ít người cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi bình thường và không hề vi phạm đạo đức. Hiện tượng mua bằng, bán điếm, xảy ra ngày một nhiều. Thực tế này đang gióng lên một hồi chuông báo động về sự am hiểu cũng như thái độ thờ ơ đối với truyền thống của dân tộc trong một bộ phận sv hiện nay.

Nếu như chỉ cách đây một thế hệ, thanh niên nói chung và sv nói riêng thời kỳ đó là những người sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão rõ ràng. Họ muốn cống hiến, muốn sẵn sàng chấp nhận mọi gian khó kể cả hy sinh tính mạng của mình vì Tổ quốc như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc thì giờ đây, nhìn vào lối sống, cách suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta không thể không khỏi lo ngại cho tương lai của nước nhà.

Mau người lý tưởng của thòi kỳ trước — con người của xã hội và tập thể đã bị thay thế bằng con người cá nhân, chủ nghĩa tập thể đang dần bị thay thế bởi chủ nghĩa cá nhân, đề cao cái tôi. Lối sống lý tưởng đang dần bị thay thế bởi lối sống thực dụng. Xu hướng coi trọng đồng tiền ngày càng gia tăng. Các quan hệ tình cảm cao đẹp có nguy cơ bị băng giá trong sự tính toán vị kỷ.

Lối sống khiêm tốn, giản dị đã và đang bị coi là lỗi thời, tụt hậu. sống lãng phí, xa hoa, phô trương đang được coi trọng. Thói quen coi trọng gia đình, tập thế, cộng đồng đang dần bị xem nhẹ và chuyến dần sang coi trọng cá nhân. Lối sống phóng túng, buông thả, coi thường đạo lý, coi thường dư luận, lương tâm, chấp nhận lối sống vụ lợi và lợi dụng lẫn nhau ngày càng được xem là bình thường.

Bên cạnh những thanh niên luôn có ý thức phấn đấu xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc cũng có một số thanh thiếu niên đã hấp thụ lối sống phương Tây một cách

đáng ngại. Bên cạnh bộ phận sv hiểu rõ nhưng mong muốn, khát vọng của mình và biết lên kế hoạch thực hiện nó ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bằng cách phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức thì cũng có không ít sv không có ý thức rõ ràng về những điều mình đang làm cũng như định hướng cho tương lai.

Thế hệ trẻ nói chung, sv nói riêng là tương lai của đất nước, sv Việt Nam nhìn chung có những phẩm chất và năng lực rất đáng quý, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại hiện nay và có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu của đất nước. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận sv chịu tác động một cách tiêu cực của nền KTTT và xu hướng toàn cầu hóa. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho sv trong giai đoạn hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của toàn Đảng, toàn dân để đào tạo thế hệ trẻ thành những con người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa.

1.3. Nhũng nhân tố ảnh hưởng đối với công tác giáo dục đạo đức theo tutưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w