Tâm sinh lý lứa tuối sinh viên cũng có tác động đến công tác giáo

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 46)

tượng tiêu cực trong xã hội, hướng đến những điều tốt đẹp.

1.3.3. Tâm sinh lý lứa tuối sinh viên cũng có tác động đến công tác giáo giáo

dục đạo đức cho sình viên

sv là thế hệ thanh niên mới lớn, có độ tuổi khoảng từ 18 đến 23 tuổi, đang học tập tại các trường cao đắng, đại học. Hầu hết các em vừa rời khỏi nhà trường phố thông để bước chân vào giảng đường chuyên nghiệp nên đặc điếm tâm sinh lý vừa có những nét của học sinh phổ thông, vừa có những thay đối phù hợp với môi trường học tập mới. Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên sẽ giúp nhà trường có những định hướng phù hợp trong công tác giáo dục đạo đức cho các em.

Thứ nhất, s V là những người trẻ tuổi, năng động nên nhanh nhạy, có

khả năng thích nghi và tiếp thu với cái mới. Khi bước chân vào giảng đường, các tân sv phải đối mặt với những thay đổi to lớn cả về nếp sinh hoạt hàng ngày và phương pháp học tập. Chính vì vậy, trở thành sv đồng nghĩa với việc các em phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh sống mới, môi trường và phương pháp học tập mới. Điều này sẽ rèn luyện cho sv tính năng động, nhanh nhẹn trong việc tiếp thu cái mới.

Thứ hai, sv có khả năng tự học tập, tự tỉm tòi, phát triển nhận thức.

Nếu như trong môi trường học tập phổ thông, sv được trang bị kiến thức chung thì trong môi trường học tập ở các trường chuyên nghiệp, sv được trang bị những kiến thức chuyên ngành để có thể trở thành người lao động, người chuyên gia trong lĩnh vực mình được đào tạo. Hoạt động nhận thức của sv luôn phải đi liền với tính tự giác, chủ động cao. Các em chủ yếu được trang bị những kỹ năng tự học tập, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm... Đây là một đặc diêm quan trọng trong nhận thức và

hoạt động học tập của sv và có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của sv sau này.

Thứ ba, cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của sv cũng phát

triển hoàn thiện hem. Đây là cơ sở thuận lợi đế các em có thể rèn luyện, khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân mình. Trong tự đánh giá của sv, cần tránh hai xu hướng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo, như vậy các em dễ rơi vào trạng thái hụt hẫng khi công việc diễn ra không như mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, không phát huy hết được năng lực, sở trường của bản thân.

Thứ tư, có thê nói lứa tuổi sv là giai đoạn đẹp nhất của đời người. Thế

giới tình cảm của sv biểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm. Trong đời sống tình cảm của sv, điều không thể không nói tới là tình yêu đôi lứa. Nếu so với lứa tuổi phổ thông thì tình yêu trong thời kỳ sv nảy sinh khi các em đã có sự trưởng thành cả về vị thế xã hội và hoàn thiện về tâm sinh lý. Chính vì thế, nó là tình cảm thiêng liêng, lãng mạn đối với sv và là động lực quan trọng để các em học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng sống thử trong sv vẫn là một hiện tượng nhức nhối, ngày càng có xu hướng gia tăng. Vì vậy cần có sự định hướng đúng đắn của nhà trường, đoàn thanh niên đế tình yêu của các em luôn gắn liền với trách nhiệm của bản thân cũng như để tình yêu đó phù họp với hoàn cảnh, điều kiện học tập của mình.

Có thể nói, sv là lứa tuổi sung mãn nhất của đời người, các em có sức khỏe dồi dào, nhiều ước mơ hoài bão, tuổi trẻ và cả quãng đời dài đang ở phía trước. Các em có tinh thần học hỏi, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, với những công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, do tuổi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm sống nên sv cũng là lứa tuổi bồng bột, dễ sa ngã, dễ

nhiễm các thói hư tật xấu do thực tế phức tạp của cuộc sống và mặt trái của nền KTTT đem lại. Điều này đặt ra cho nhà trường những biện pháp giáo dục đạo đức thích họp, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em đẻ có thê đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

Kết luận chương 1

Đạo đức là một vấn đề được các nhà tư tưởng nghiên cứu từ thời cố đại. Dưới góc nhìn của triết học, đạo đức là một hình thái YTXH. Nó có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị cũng như mỗi quốc gia, dân tộc. Với một hình thái KTXH khác nhau và với mỗi quốc gia, dân tộc, quan niệm về đạo đức cũng khác nhau. Với dân tộc Việt Nam hiện nay, những chuẩn mực đạo đức đang được thừa nhận chính là những chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc. Đó là trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng.

Đối vói tầng lớp sv ở các trường đại học, cao đắng, việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm cấp thiết. Nen KTTT với những mặt trái của nó đang hàng ngày hàng giờ tác động đến tư tưởng đạo đức của sv, làm xóa nhòa những giá trị đạo đức quý báu của dân tộc. Sự phức tạp của cuộc sống hiện thực với nhiều hiện tượng tiêu cực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện đạo đức của các em. Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức cho sv trong nhà trường lại chịu sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, tâm sinh lý của lứa tuổi...

Công tác giáo dục đạo đức cho sv phải được kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường giữ một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh của nhà trường, chỉ ra được những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế là vấn đề cần được làm rõ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An.

Chương 2

THựC TRẠNG GIÁO DỤC DẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w