Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đúc cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 79)

viên

theo tu’ tuửng Hồ Chí Minh ở trường Cao đẳng Kỉnh tế — Kỹ thuật Nghệ An

dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm

vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên, sv và mỗi người Việt Nam. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học đã làm hoàn chỉnh hệ thống các môn lý luận chính trị, góp phần khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta, cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, nâng cao nhận thức chính trị và lý tưởng cách mạng cho sv. Đặc biệt, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh còn có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống mới văn minh, lành mạnh cho sv, vị trí này các bộ môn khác không thể thay thế được. Vì vậy, nhà trường phải tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sinh viên. Bởi vì một số lý do sau:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng, nhà tư tưởng quan tâm

hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài và gian khố của mình, Người luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức và lý tưởng cách mạng cho mọi người, nhất là cán bộ đảng viên và thế hệ trẻ. Người luôn coi đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Trong “Di chúc”, Người căn dặn: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Những vấn đề về đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện, sâu sắc, hình thành một hệ thống lý luận về đạo đức từ vị trí, vai trò của đạo đức, đến các chuẩn mực đạo đức cơ bản và các nguyên tắc đế xây dựng đạo đức. Hồ Chí Minh là nhà đạo đức học vĩ đại, khai sinh ra một nền đạo

mới là đạo đức cách mạng, ý nghĩa khoa học và nhân văn từ tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người là rất lớn.

Thứ hai, Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về đạo

đức cách mạng, không chỉ thể hiện ở lý tưởng cách mạng suốt đời Người theo đuối là cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, một

lòng một dạ tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc mà còn thể hiện nhất quán, rõ nét trong phong cách làm việc, sinh hoạt, giao tiếp, nếp sống hàng ngày của Người. Tấm gương đạo đức Bác Hồ có sức cuốn hút lớn, có sức cảm

hoá lan toả tới tất cả mọi người, kể cả kẻ thù của dân tộc.

Thứ ba, Hồ Chí Minh là người gần gũi với các thế hệ người Việt Nam,

“Người là Cha, là Bác, là Anh” trong mỗi gia đình Việt Nam. Dù Người đã từ biệt thế giới này hơn 40 năm nhưng hình ảnh của Người vẫn sống mãi một cách

thân thương trong tâm thức của mỗi người. Khi nói về cuộc đời và đạo đức Hồ

Chí Minh, chúng ta không hề thấy sự xa lạ mà trái lại rất gần gũi. Đó là một thuận lợi của việc giáo dục đạo đức theo tư tưởng của Người.

Đe sv thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà trường cần có các hình thức tuyên truyền sâu rộng trong sv.

-Tô chức tuyên truyền thông qua quá trình dạy và học môn tư tưởng Hồ Chỉ Minh

Thông qua nội dung môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, sv sẽ hiểu được những tư tương cũng như tấm gương đạo đức của Người. Từ đó nhận thức

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất phong phú, ngoài “Kể chuyên về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng bộ, Nhà trường, Đoàn Thanh niên cần tiếp tục tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, có thể bằng các hình thức như tìm hiểu về vai trò của gia đình, quê hương góp phần hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; sưu tầm những câu chuyên kể về đạo đức Hồ Chí Minh ở Nghệ An, qua những nhân chứng đã được học tập, công tác, phục vụ hoặc gặp Bác hiện đang sống ở thành phố Vinh và các địa bàn phụ cận...

Ban Chủ nhiệm, Đoàn thanh niên các khoa có thể tổ chức cho sv của mình thi tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện đơn vị. Đây cũng là những hình thức giúp cho sv có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đối với các hình thức này, Đảng uỷ, Ban giám hiệu có nghị quyết, chủ trương triển khai, Đoàn Thanh niên là đơn vị tổ chức thực hiện các cuộc thi nhân kỷ niệm ngày sinh của Người, kỷ niệm ngày Hồ Chí Minh về thăm quê...

- Nêu gương “người tốt, việc tốt ” chơ sv tự tu dưỡng đạo đức

Giáo dục đạo đức cho sv không chỉ dừng lại ở những bài học, mà phải được củng cố bằng những hành động thực tế, đó là sự gương mẫu của các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, của lãnh đạo các cấp. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [21; 263]. sv luôn có tinh thần vươn tới cái đẹp, luôn luôn ngưỡng mộ các thần tượng, tâm hồn họ trong sáng nên dễ tiếp cận với chân, thiện, mỹ.

Vỉ vậy, Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta phải lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày đê giáo dục lẫn nhau. Người cho rằng đây là một trong những cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Người luôn luôn nhấn

ngàn, hàng vạn các em thiếu niên và các đoàn viên, thanh niên được tặng Huy hiệu Bác Hồ do có việc làm tốt, đáng được nêu gương.

ơ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An đã thực hiện giáo dục đạo đức bằng nêu gương chủ yếu thông qua tổng kết năm học và khai giảng năm học mới... Trong những năm qua, giáo dục đạo đức cho sv bằng việc nêu gương điển hình đã được Ban giám hiệu triển khai khá tốt.

- Thông qua phim, ảnh, sách báo tư liệu về Hồ Chí Minh Nhà trường nên có kế hoạch tổ chức chiếu phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh. Nhà trường cần xem xét, có kế hoạch bố trí đặt một số máy truyền hình ở nơi công cộng tạo điều kiện cho sv nhà trường được cập nhật thông tin, thời sự, nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HỒ Chí Minh.

Cùng với việc chiếu phim tư liệu, xem truyền hình, Đoàn Thanh niên cần sử dụng tranh ảnh, sách báo tư liệu về Hồ Chí Minh tuyên truyền trên bảng tin, bảng báo của trường vào các dịp kỷ niệm ngày sinh, ngày mất, ngày về thăm quê của Người. Đây chính là những kênh thông tin quan trọng nhằm minh chứng hiện thực sinh động cho sv hiểu biết thêm sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức, tác phong, nếp sống giản dị của Hồ Chí Minh, để vận dụng vào cuộc sống, học tập, công tác và rèn luyện về đạo đức của mỗi sv.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thế hiện qua các câu chuyện kê của những học trò xuất sắc, những lãnh tụ của Đảng, Nhà nước, những người được trực tiếp làm việc với Bác trong rất nhiều cuốn sách. Tuy nhiên, các cuốn sách đó chưa thu hút được sự quan tâm của phần lớn sv. Vỉ vậy, Đoàn Thanh niên cần tiếp tục tổ chức đọc các tác phẩm của Hồ Chí Minh theo quy định của cuộc vận động và các cuốn sách về đạo đức của Người.

Đồng thời, tổ chức các đợt đọc sách về tư tưởng Hồ Chí Minh vào dịp các ngày kỷ niệm về Người. Đọc sách về chủ đề này sẽ cung cấp cho sv những kiến thức, tư liệu bổ ích về nội dung tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm củng cố thái độ, tình cảm, lòng kính yêu Bác và vận dụng vào trong thực tiễn học tập, rèn luyện của mỗi sv.

Mặt khác, để thực hiện tốt việc đọc sách, thư viện Nhà trường cần có kế

hoạch bố sung thêm nguồn sách, nhất là các sách về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó có kế hoạch đọc sách được sát đúng. Nếu nguồn sách phong phú thì tổ chức đọc cá nhân là hiệu quả nhất. Đoàn Thanh niên nên phát động phong trào đọc sách và duy trì phát triên văn hoá đọc rộng rãi trong

sv. Đó cũng là nét đẹp của nếp sống văn minh, lành mạnh.

- Tiếp xúc với nhân chứng.

Đe giáo dục đạo đức cho sv và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đoàn Thanh niên có thể tổ chức những buổi tiếp xúc, gặp gỡ với những người đã từng làm việc, được phục vụ hay gặp Bác nhiều lần mà hiện nay họ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng phụ cận, để được nghe họ kế lại về đạo đức, phong cách, lối

sống, tình cảm của Bác đối với quê hương, với con người, nhằm giúp sv hiểu sâu hơn về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Đánh giá kết quả rèn luyện của sv.

Việc học tập, rèn luyện đạo đức của sv ở trường Cao đắng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An được đánh giá bằng điểm rèn luyện. Đây là một trong những tiêu chuẩn, thước đo đánh giá kết quả về phẩm chất đạo đức của sv nhằm giúp cho họ nhận rõ những mặt đạt được, những mặt thiếu sót cần khắc phục trong mỗi học kỳ, mỗi năm học để tiếp tục phấn đấu tu dưỡng và rèn luyện.

Thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện trong những năm qua cho thấy, sv có ý thức hơn, họ tự nhìn nhận, nghiêm khắc với bản thân và tự điều chỉnh hành vi trong học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức của mình. Nhà trường cần tiếp tục duy trì, thực hiện ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn quy chế này để tạo điều kiện cho sv nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, tự tu dưỡng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Có thể nói, giáo dục tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nội dung cơ bản của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đăng nói chung, trường Cao đắng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An nói riêng, góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sv.

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w