Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Nếu như trước đây, chúng ta đóng cửa với các nước bên ngoài thì hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam luôn có quan hệ giao lưu với các nước, các vùng lãnh thố trên thế giới. Thế hệ trẻ nói chung, sv nói riêng có điều kiện tiếp thu với cái mới, với khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại. Họ trở nên năng động, nhạy bén với thời cuộc. Do đó phải có sự thay đổi lớn về công tác giáo dục đạo đức cho sv. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay bao gồm:
- Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh: nội dung giáo dục không thể phiến diện, một chiều, chỉ mang nặng tính lý thuyết như trước đây mà thay vào đó là giáo dục một cách toàn diện, cả những nguyên lý đạo đức chung của xã hội, cả những phâm chất đạo đức riêng của cá nhân; kết hợp đồng thời giữa giáo dục lý tưởng chính trị với lý tưởng đạo đức, kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp với giáo dục đạo đức cá nhân.
Trong quá trình đổi mới, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc phải được chọn lọc, điều chỉnh và phát triển cho phù hợp trong điều kiện mới.
Nội dung giáo dục đạo đức cho sv phải phong phú, không chỉ mang nặng tính lý thuyết với những phạm trù đạo đức khác nhau mà còn gắn liền với thực tiễn cuộc sống, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Phải giáo dục cho sv những phấm chất đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người và tinh thần quốc tế trong sáng. Đây là những phẩm chất đạo đức cần có của con người mới XHCN.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực nhất, hiện thân cao đẹp nhất về đạo đức. Lối sống giản dị, khiêm tốn, suốt một đời vi nước vì dân của Người luôn có sức lan tỏa sâu rộng. Vì vậy, trong quá trình giáo dục đạo đức cho sv, giảng viên phải biết lồng ghép những mâu chuyên trong cuộc đời hoạt động của Người, những mẩu chuyện nhỏ giữa đời thường của Người nhưng ý nghĩa lại lớn lao. sv có thể hình dung được tấm gương mẫu mực, hết lòng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân của Người. Từ đó, sv có thể định hướng cho mình lối sống tốt đẹp.
- Đổi mới hình thức giáo dục: giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho sv không thể dìmg lại ở lý luận mà nhất thiết phải tiến đến chỗ tổ chức thực hành bằng công việc, bằng các thao tác, bằng các ứng xử để rèn luyện các hành vi, hình thành những thói quen tốt, sửa chữa và loại bỏ những thói quen xấu. Việc giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh bên cạnh việc giảng dạy lý thuyết trên lớp đê sv hiểu rõ hơn những phẩm chất đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên phải tổ chức cho sv tham gia cuộc thi tỉm hiểu thân thế và sự nghiệp của Người. Đồng thời, giảng viên phải tạo điều kiện đê sv tham gia cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
- Đổi mới phương pháp giáo dục: Khi nhấn mạnh rằng nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo điều đó có nghĩa là nhà giáo dục phải là nhà phương pháp, nhà truyền thụ, không chỉ dừng lại ở trình độ lý luận sâu sắc, có vốn học vấn sâu rộng, có đạo đức trong sáng, mẫu mực mà còn phải là người rất thành thục về phương pháp, đặc biệt là phương pháp sư phạm. Mỗi thầy cô giáo phải biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
Việc giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp. Đó là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp kế chuyên, đặc biệt là phương pháp nêu gương. Mỗi thầy cô phải là tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Có như vậy mới tạo được hímg thú cho sv, đưa sv đến gần hơn với những phâm chất đạo đức cao đẹp, đáp ứng được lòng mong mỏi của Người về việc xây dựng thế hệ trẻ.