Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 87)

của Trường. Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ và cùng với Đảng uỷ tổ chức lớp học nhận thức về Đảng. Công tác giới thiệu đoàn viên xuất sắc cho Đảng cần được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo chính xác, dân chủ, khách quan từ cấp Chi đoàn đến Đoàn trường, phù hợp với thực tiễn của Nhà trưừng.

Thực hiện tốt những việc trên, chắc chắn Đoàn thanh niên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An sẽ tiếp tục khẳng định được vị trí của mình và

có những đóng góp quan trọng trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho sv.

3.2.5. Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinhviên viên

Theo Từ điển triết học (NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002), có thể hiểu khái niệm gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội), hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục nhà trường, xã hội chỉ có thẻ được phát huy một cách có hiệu quả khi kết hợp với giáo dục gia đình, lấy

viên, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, là cái nôi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ mỗi người, là lá chắn vững vàng ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Gia đình là cầu nối, là chất keo gắn kết các thành viên trong gia đình, nuôi dưỡng tình cảm yêu thương lẫn nhau giữa vợ chồng, bố mẹ, con cái, ông bà - con cháu. Đối với xã hội, gia đình là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, gia đình là tế bào của xã hội, nuôi dưỡng những công dân tốt đế phục vụ sự phát triển của xã hội. Gia đình cũng là nơi tiếp nhận những giá trị nhân văn mới, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống. Gia đình no ấm, bình đắng

tiến bộ, hạnh phúc là một trong những chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Đê nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sv cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, các bậc cha mẹ phải ý thức được tầm quan trọng và không thể

thay thế của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Điều này giúp các bậc làm cha mẹ không ỷ lại quá nhiều vào nhà trường, mà luôn chủ động kết hợp với nhà trường trong quá trình giáo dục, kịp thời uốn nắn những hành vi sai lệch của con cái. Cha mẹ là người định hướng cho tương lai của con mình. Nếu giáo dục không có định hướng, thế hệ trẻ sẽ không phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, việc định hướng đòi hỏi phải dựa vào khả năng thực tế của mỗi cá nhân. Có như vậy, các em mới phát huy được những thế mạnh của bản thân.

Thứ hai, gia đình phải xác định được mục tiêu giáo dục con cái. Trên

thực tế, có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục con cái. Họ có thái độ bỏ mặc, đế con cái tự do phát triển. Điều này dễ hình thành những hành vi sai lệch ở con trẻ. Ngược lại, có không ít bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình. Họ mong đợi quá nhiều ở con cái.

Sự kỳ vọng đó làm cho con cái cảm thấy căng thăng, mệt mỏi, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến tính sáng tạo và sự tự tin của con cái.

Thứ ba, cha mẹ phải là tấm gương sáng đế con cái noi theo. Bởi vì, gia

đình là môi trường giáo dục đầu tiên và cha mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên của con cái. Cha mẹ là người trực tiếp gieo vào lòng con cái những tính cách đạo đức yêu thương, trung thực hay bạo lực, giả dối... Vì vậy, các bậc cha mẹ phải luôn cố gắng hoàn thiện bản thân.

Thứ tư, mỗi gia đình phải tạo được bầu không khí gia đình ấm áp, tràn

đầy tình yêu thương, lo lắng quan tâm đến nhau, xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh. Cha mẹ cần quan tâm, lắng nghe con cái, không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của con cái. Tuyệt đối không xúc phạm con cái vỉ tuổi trẻ rất dễ bị tổn thương. Đồng thời cha mẹ luôn yêu thương nhưng cần

phải nghiêm khắc với con cái. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và hy sinh. sv đa phần là sống xa nhà, tuổi còn trẻ dễ tiếp thu cái mới nhưng đồng thời cũng rất dễ sa ngã nếu như không có sự định hướng đúng đắn. Vì vậy, mỗi gia đình cần phải theo dõi sát sao tình hình học tập cũng như rèn luyện đạo đức của các em. Gia đình phải thường xuyên quan tâm đến cuộc sống của con cái khi học tập xa nhà. Luôn có sự liên lạc với nhà trường mà trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm để nắm vững tình hỉnh của con cái. Gia đỉnh cần có sự phối hợp với nhà trường, không phó mặc hoàn toàn cho nhà trường trong quá trình giáo dục các em.

Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Vai trò giáo dục của gia đình là nền tảng cơ bản, cùng với nhà trường giáo dục đạo đức cho sv.

Một phần của tài liệu Giảo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng hồ chỉ minh ở trường cao dăng kinh tế kỹ thuật nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w