Để gánh vác sự nghiệp cách mạng nặng nề nhưng vẻ vang của đất nước
hiện nay cũng như trong tương lai, đòi hỏi phải có những con người Việt Nam
đủ Đức, đủ Tài, có phẩm chất và năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Đê có được những con người như thế phải bắt đầu sự nghiệp “trồng người”, trong đó
sv là lực lượng chủ yếu. Có thể hiểu rằng sự nghiệp cách mạng nước ta đặt ra yêu cầu rất cao đối với sv - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh tài năng phải có phẩm chất nhân cách mới phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Khác với xã hội cũ trước đây, trong nhân cách sv ngày nay, những phẩm chất cần thiết mà mỗi người phải rèn luyện cũng như xã hội yêu cầu bao
gồm lòng yêu nước, yêu CNXH; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết tôn trọng các giá trị truyền thống; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có năng lực chuyên môn; sáng tạo; hành vi, quan hệ giao tiếp có văn hoá; có lý tưởng cách mạng; biết kính trọng thầy cô, có lòng tự trọng, có mục đích sống tích cực, sống trung thực, biết đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác...
Để hình thành và phát triển những phấm chất nhân cách trên đây đòi hỏi sự tác động tổng hợp của nhiều quá trình, yếu tố khác nhau, trong đó vai trò của công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức to lớn. Song công tác giáo dục, học tập đạo đức Hồ Chí Minh chỉ thực sự tạo ra sự chuyển biến tích cực khi ý thức tự giác học tập, sự tự giáo dục và tự rèn luyện của sv được nâng cao.
Trong hoạt động giáo dục, sv với tư cách là chủ thẻ của quá trình nhận thức, của hoạt động học tập đã chịu sự tác động giáo dục từ những khách thể khác nhau như gia đình, nhà trường, xã hội. Qua đó sv tiếp thu, lĩnh hội tri thức bao gồm tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm, tự chuyển hoá mình,
Nâng cao ý thức tự giác của sv trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình biện chứng, ơ đó có sự thống nhất giữa hai mặt: Tự giác trong nhận thức, nắm vững nội dung tri thức và tự giác trong rèn luyện đạo đức bản thân (tự giáo dục) theo những hành vi đạo đức có tính chuẩn mực ở Hồ Chí Minh.
Đe nắm vững nội dung tri thức trong học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết sv phải nắm vững hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học của nó, nhận thức được rằng việc học tập của mình là nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của bản thân. Qua sự tự giác cao trong học tập, sv sẽ có được hệ thống tri thức, khi có được hệ thống tri thức đạo đức sẽ củng cố niềm tin đạo đức đúng đắn. Có tri thức, có tình cảm và có niềm tin sẽ là động lực thúc đấy sv thực hiện hành vi đạo đức trong đời sống.
Nói đến sự tự giác trong học tập là nói đến sự nỗ lực, cố gắng, tính tích cực và chủ động của mỗi sv, là phát huy vai trò của ý thức, trong đó có ý thức đạo đức. Mỗi sv phải biết thường xuyên bồi dưỡng năng lực học tập, biết xây dựng kế hoạch học tập hợp lý, biết sắp xếp thời gian, đặc biệt, phải tự
mình biết điều chỉnh, điều tiết, làm chủ bản thân trong học tập và rèn luyện. Chỉ có như vậy mới tạo cho sv nề nếp, thái độ học tập nghiêm túc, hiệu quả và có tình cảm trong sáng đối với những chuẩn mực đạo đức mới.
Bên cạnh sự tự giác trong nhận thức và nắm vững nội dung tri thức thì sự tự giác trong tự giáo dục và rèn luyện đạo đức là một nội dung không thê thiếu được trong ý thức tự giác của sv.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sv là quá trình “nội hoá” (cá nhân tự giáo dục mình), đồng thời cũng là quá trình “ngoại hoá” (chịu sự giáo dục bên ngoài), trong đó nội hoá có tính chất quyết định. Việc học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đê hình thành nhân cách là quá trình chuyển hoá tri thức thành hành vi đạo đức. Bằng nhận thức của mình, sv
luôn luôn tỉm thấy ở con người Hồ Chí Minh một kiểu mẫu về ý thức tự giáo dục và rèn luyện bản thân để trở thành một nhân cách vĩ đại.
Cùng với quá trình giáo dục, quá trình tự giáo dục là quá trình tự thân vận động, tự thân biến đối, chuyển hoá. Quá trình này đòi hỏi mỗi sv phải có một nghị lực, một ý chí và quyết tâm cao đê có thể chiến thắng chính bản thân
mình. Khi mà ranh giới giữa thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai... trở nên rất mong manh, điều đó đòi hỏi sv phải có quyết tâm cao và nỗ lực lớn.
Trong quá trình tự giáo dục, sv luôn phải thực hiện sự tự điều chỉnh, tự đánh giá, tự phê bình một cách kịp thời nhằm uốn nắn, khắc phục những biểu hiện không phù họp hoặc lệch lạc. Không chỉ trong nhận thức tư tưởng mà quan trọng hơn là trong hành vi của mình, ơ đây, học tập đạo đức Hồ Chí Minh
là học tập tinh thần phê bình và tự phê bình của Người. Đối với sv, phê bình và tự phê bình sẽ giúp cho họ khắc phục được những nhược điểm thường mắc phải trong học tập và rèn luyện, từng bước hình thành ở họ những phẩm chất của con người mới XHCN.
Sự tự giáo dục và rèn luyện đạo đức theo nội dung đạo đức Hồ Chí Minh còn là quá trình sv từng bước xây dựng cho mình thói quen, hành vi đạo đức theo những chuân mực đạo đức của xã hội. Những phẩm chất, chuấn mực như: Trung với nước - hiếu với dân, cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công vô tư, yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng...Ở Hồ Chí Minh là sản phâm của sự rèn luyện, phấn đấu trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Bởi vậy, đối với sv đế hình thành những phẩm chất cá nhân phù hợp với đạo đức mới - đạo đức cách mạng trong chuân mực đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình lâu dài, thường xuyên phải rèn luyện, nó đòi hỏi đức tính kiên trì, nhẫn nại. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đạo đức cách mạng không tự trên
Trong quá trình giáo dục, đào tạo hiện nay, để nâng cao ý thức tự giác của sv trong học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhà trường cần làm tốt những vấn đề cơ bản sau:
- Tăng cường giáo dục, cố vũ, động viên, khuyến kích để sv nhận thức rõ sự nghiệp cách mạng của Đảng đang cần những con người phát triển toàn diện, hiểu được rằng trong cơ chế thị trường hiện nay mỗi sv phải tự khẳng định mình bằng tài năng trí tuệ, bằng phẩm chất đạo đức. Chỉ khi nhận thức như vậy sv mới chủ động, tự giác và tích cực trong tiếp thu tri thức, trong học tập. Biết tự mình thu nhận kiến thức, tích luỹ kinh nghiêm để phục vụ cho
công việc chuyên môn khi ra trường. Đó chính là phẩm chất tích cực trong con người, là con đường tu dưỡng, rèn luyện trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp.
- Có cơ chế kiêm tra, đánh giá phù hợp, phản ánh chính xác kết quả giảng dạy môn học, đồng thời bảo đảm sự công bằng trong kết quả học tập của mỗi sv. Đây được coi là một khâu cơ bản và quan trọng trong quá trình học
tập. Nó trực tiếp hoặc gián tiếp kích thích tinh thần, thái độ tích cực trong học tập,
rèn luyện của họ.
- Xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh vừa có tính công bằng, bình đẳng, vừa dân chủ trong động viên, khuyến khích đối với sv. Theo đó những sv nào có thành tích trong học tập, trong các hoạt động xã hội...sẽ được biếu dương khen thưởng. Những sv vi phạm nội quy quy chế học tập, vi phạm đạo đức, pháp luật sẽ bị phê bình, xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
Như vậy, nâng cao ý thức tự giác của sv trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh vừa là sự tự giác trong học tập tri thức đạo đức Hồ Chí Minh, vừa là
cho mỗi sv dần hoàn thiện khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện theo những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức, nhân cách mà xã hội hướng tới. Khi mỗi sv đã có được ý thức tự giác học tập, tiếp thu tri thức sẽ là cơ sở đê hình thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức tốt đẹp, từ đó thúc đấy sv có hành vi đạo đức phù hợp, đúng đắn.
Kết luận chương 3
Để đưa công tác giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sv ngày càng có hiệu quả hơn, nhà trường cần đề ra những phương hướng và giải
pháp phù họp. Trước hết, cần nâng cao nhận thức cho sv về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc giáo dục đạo đức cho sv phải luôn được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp. Cũng cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các tố chức trong nhà trường, giữa nhà trường và gia đình, xã hội thì công tác này mới có hiệu quả.
Trên cơ sở phương hướng đã đề ra, nhà trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các tố chức trong nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện; tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên, của gia đình và trên hết là mỗi sv phải phát huy vai trò của mình trong quá trình rèn luyện theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh...
Những giải pháp nói trên nếu được thực hiện đồng bộ nhất định sẽ góp phần tích cực trong việc rèn luyện đạo đức của con người mới XHCN cho sv. Từ đó sẽ góp phần đào tạo những người lao động vừa có đức, vừa có tài như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.
c. KÉT LUẬN
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng với những chuấn mực đạo đức: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tấm gương đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh chang những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam, mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm gương đó từ lâu đã là nguồn cổ vũ động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Hiện nay, nền KTTT với những mặt trái của nó, sự phức tạp của cuộc sống hiện thực đang có ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện đạo đức của mỗi s V. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh trong quá trình giáo dục đạo đức cho sv. Chính vì vậy, việc phải tăng cường giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sv là một tất yếu.
2. Nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An đã rất coi trọng công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sv và đã đạt được những thành tựu to lớn. Đó là sự coi trọng việc xếp loại rèn luyện, chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường; sự gương mẫu của các cán bộ, giảng viên; sự hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; sự phối hợp giữa các tố chức trong nhà trường. Tuy còn một số tồn tại như việc giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thực sự hấp dẫn đối với SV; việc thực hiện cuộc vận động chưa thực sự đi vào
được hoạt động nêu gương điển hình trong nhà trường. Nhimg nhìn chung, công tác giáo dục đạo đức cho sv trong nhà trường đã đem lại hiệu quả tích cực. Thực trạng giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở thực tiễn quan trọng cho vấn đề nghiên cứu.
3. Đe công tác giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng có hiệu quả hơn, nhà trường cần phải có phương hướng phù hợp. Trước hết, cần nâng cao nhận thức cho sv về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc giáo dục đạo đức cho sv phải luôn được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp đế thu hút, lôi cuốn được sv. Đồng thời, cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các tố chức trong nhà trường, giữa nhà trường và gia đình đế đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Trên cơ sở phương hướng đã đề ra, nhà trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các tổ chức trong nhà trường có sự phối họp chặt chẽ trong quá trình thực hiện; tăng
cường vai
trò của Đoàn thanh niên, của gia đình và sự nỗ lực của bản thân mỗi sv. 4. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy xung quanh đề tài còn nhiều vấn đề đặt ra nhưng do thời gian có hạn nên không thể đi sâu giải quyết hết mọi vấn đề. Hơn nữa, công tác giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự phối hợp của nhà trường, gia đình, xã hội và sự nỗ lực của mỗi sv. Vì vậy, đế tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học đê đề tài ngày càng được hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sv theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An.