dục đạo đức cho sinh viên
Môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh là môi trường trong đó có sự kết họp đồng đều cả ba yếu tố: gia đình, nhà trường và xã hội tạo thành tam giác đều trong quá trình giáo dục đạo đức cho sv. Cả ba yếu tố này tạo nên một cơ chế thống nhất, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Việc huy động nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cùng có trách nhiệm tham gia vào công tác giáo dục là nhằm xây dựng nên môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đoàn thể tự giác, tích cực tham gia vào sự nghiệp “trồng người”. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong quá trình giáo dục đạo đức cho sv hầu như ai cũng biết song trên thực tế vẫn có khoảng cách lỏn giữa nói và làm.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hóa bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người cho rằng giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.
Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi trường đầu tiên và cũng là tiểu môi trường trọn đời của mỗi con người. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [27: 523]. Gia đình không những là môi trường đầu tiên mà còn là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người. Nói cách khác, gia đình là môi trường không thể thiếu và cũng không thể thay thế được đối với sự phát triển của mỗi con người.
Gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất trong giáo dục đạo đức. Bởi
giáo dục gia đình là nền tảng có tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng. Điều đó đã lý giải vì sao Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc xây dựng gia đình văn hóa mới là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, phát triển con người.
Hiện nay tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng theo 2 hướng đáng lo ngại đó là tính chất và mức độ nguy hiểm của vụ việc ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do lớp trẻ bị tác động xấu, “thẩm thấu” không chọn lọc các thông tin từ các phương tiện như Intenet, game Online, phim ảnh
xấu...Bên cạnh đó có nhiều gia đình mải lo “cơm, áo, gạo, tiền” quên mất nhiệm vụ giáo dục con cái nên thời gian chăm chút cho con cũng ít đi, khi đến
Vai trò nhà trường cũng hết sức quan trọng nhưng không thể thay thế gia đình được; mỗi bên có thế mạnh riêng. Nhà trường có thế mạnh về giáo dục nhận thức, thông qua nhận thức thì tác động tói tình cảm nhưng nhà trường không thể gần gũi, hiểu sâu được từng cá nhân sv đế có tác động một cách tình cảm liên tục như gia đình được. Do vậy gia đình, nhà trường, xã hội cần phải gắn kết và thống nhất với nhau tuỳ từng giai đoạn, tìmg thời kỳ, tìmg
độ tuối đê có tác động phù hợp, giúp sv có được sự cân bằng và biết cách ứng xử trước nhiều tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
Trong nhà trường, vai trò giáo dục đạo đức của thầy cô là rất quan trọng. Vì vậy, thầy cô bao giờ cũng phải là tấm gương sáng để sv noi theo về mọi mặt: đạo đức, lối sống, chuyên môn, tinh thần trách nhiệm. Mọi thành viên trong nhà trường cũng phải mẫu mực trong cách sống, cách cư xử, lối làm việc. Giáo dục đạo đức trong nhà trường không chỉ là sự tiếp tục của giáo dục gia đình mà còn là môi trường đào tạo cho con người có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhằm phát triển toàn diện con người. Giáo dục nhà trường là giáo dục có bài bản, có hệ thống và kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác. Cho nên, giáo dục nhà trường có một ý nghĩa độc đáo và quan trọng trong việc hình thành ý thức và nhân cách đạo đức.
Trong mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, nhà trường có vị trí trung tâm. Phải xây dựng nhà trường trở thành một thiết chế giáo dục- xã hội của cộng đồng, là nơi dạy người và dạy nghề, để mỗi sv sau khi học xong sẽ trở thành những công dân có ích cho đất nước. Vì vậy, sự tác động của thầy cô giáo trong nhà trường là rất quan trọng đối với sv. Mỗi thầy cô giáo phải chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, chú ý phát huy năng lực độc lập, tính tích cực suy nghĩ, chủ động sáng tạo của sv trong học tập.
Muốn vậy, các trường đại học, cao đẳng phải chỉ đạo thực hiện tốt việc giảng dạy, học tập các môn của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là môn tư tưởng Hồ Chí Minh, bổ sung chương trình ngoại khoá về giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các môn khoa học khác cần thông qua dạy kiến thức đế lồng ghép dạy đạo đức trong các bài giảng nhằm góp phần xây dựng hoài bão, lý tưởng, ước mơ vươn tói cái đẹp cho sv.
Bên cạnh vai trò của nhà trường, có thể thấy hoàn cảnh sống của gia đình, nhất là điều kiện kinh tế, mặt bằng tri thức, nhận thức... có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của đạo đức con người. Vì thế, các gia đình đang phấn đấu đê có cuộc sống ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, trưởng thành của con em mình.
Hiện nay có khá nhiều gia đình lại buông lỏng, nuông chiều con cái, phó thác cho nhà trường, xã hội hoặc có thái độ quá khắt khe với con cái đều phản tác dụng giáo dục. Do đó, gia đình phải có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là về tác phong, lối sống, thị hiếu, cách ứng xử với mọi người... nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao.
Cùng với nó, vai trò của xã hội đối với việc giáo dục đạo đức cho sv cũng rất lớn. Đó là việc định hướng các chuân mực đạo đức mới, những yêu cầu chung về đạo đức của xã hội đối với s V, ngăn chặn những khuynh hướng tự phát, ảnh hưởng xấu đến đời sống của họ. Nhà nước và cộng đồng dân cư là hai bộ phận xã hội đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra định hướng các giá trị tri thức, tư tưởng chính trị, giá trị văn hoá, thấm mỹ, giá trị đạo đức. Trong vấn đề này, các phương tiện truyền thông giữ vai trò rất quan trọng. Việc các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về các vụ án xảy ra xuất phát từ tình trạng suy thoái đạo đức phần nào đã có tác động tiêu cực đối với công tác giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc học không chỉ là đế “tu dưỡng đạo đức cách mạng” mà còn “học để hành”. Cho nên, giáo dục đạo đức không chỉ là học đạo đức trong nhà trường mà phải gắn học với hành, gắn lý luận với thực tiễn. Thực tiễn bao giờ cũng là môi trường rèn luyện, thể hiện và thử thách những phẩm chất đạo đức của con người. Đe đảm bảo có hiệu quả cao, giáo dục đạo đức không chỉ là làm cho mọi người học thuộc lòng những nguyên tắc, chuấn mực đạo đức mà phải làm cho người học nhận thức sâu sắc nội dung, ý nghĩa của nó và lấy đó làm cơ sở định hướng cho hành vi của mình.
Cùng vói giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội là sự tiếp tục quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức cho con người. Giáo dục xã hội là môi trường góp phần làm phong phú thêm cho những điều con người học được trong gia đình và nhà trường. Có thê nói rằng, cả ba môi trường này là sự kết họp hên tục, kế tiếp nhau của quá trình giáo dục đạo đức. Bởi vì, không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thê và đều phải học tập. Môi trường xã hội còn là nơi diễn ra mọi hoạt động đa dạng của con người,
đồng thời cũng là nơi thử thách ý chí, bản lĩnh và năng lực thực hành đạo đức của từng cá nhân. Cho nên, trong sự nghiệp giáo dục đạo đức, nếu lơ là hay buông
lỏng một môi trường nào thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự thiếu hụt những giá trị nhân
văn, sự trống rỗng, thậm chí xuống cấp về đời sống đạo đức của xã hội.