Sự hài lòng của dược sỹ với công việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 45 - 50)

Mức độ hài lòng công việc của nhân viên ngành dƣợc là một chỉ số quan trọng trong việc duy trì và luân chuyển cán bộ. Yếu tố quyết định chính của sự hài lòng công việc là các yếu tố nội tại của công việc, là công việc hoặc cách thức làm việc. Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về sự hài lòng đối với công việc của dƣợc sỹ. Hầu hết các nghiên cứu đều đƣợc tiến hành trên quy mô lớn số lƣợng dƣợc sỹ, sử dụng thang đo Likert 5 điểm và phân tích dữ liệu thu thập bằng phƣơng pháp phân tích hồi quy [50] ,[61],[59].

Tại Mỹ: Năm 2013, một nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự hài lòng

công việc và ý định bỏ việc của dƣợc sỹ bệnh viện Mỹ sử dụng thuyết hai nhân tố của Herzberg[68]. Hai nhân tố của Herzberg gồm có nhân tố bên trong (Thành tích, Sự tiến bộ, Cơ hội, Công nhận, Trách nhiệm và Công việc riêng) và nhân tố bên ngoài (Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Điều kiện làm việc, Lƣơng, Chính sách, An toàn lao động, Quyền lợi riêng và Cuộc sống cá nhân). Tác giả sử dụng ma trận tƣơng quan và hệ số Cronbach alpha để kiểm tra tính nhất quán nội bộ và độ tin cậy của tất cả các tiểu mục. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể

giữa mức độ hài lòng công việc với các biến nhân khẩu học nhƣ giới tính và vị trí công việc của dƣợc sỹ bệnh viện Mỹ. Cụ thể dƣợc sỹ quản lý hài lòng nhiều hơn dƣợc sỹ chuyên môn và nam giới hài lòng hơn nữ giới.Tác giả cũng chỉ ra rằng dƣợc sỹ bệnh viện ít có cơ hội thăng tiến nên họ cảm thấy bất mãn với công việc [59].

Tại Trung Quốc: Duan và các cộng sự (2011) đã khảo sát về sự hài lòng của các DS trẻ ở bệnh viện Trung Quốc dựa trên các nhân tố: Môi trƣờng làm việc, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Lƣơng, Năng lực làm việc, Kỹ năng, Thăng chức. Nghiên cứu sử dụngkiểm định Mann-WhitneyU, test X2

để kiểm tra dữ liệu, và t test để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy tỷ lệ dƣợc sỹ hài lòng với công việc khá cao và dƣợc sỹ làm việc tại bệnh viện hạng nhất nói chung hài lòng hơn dƣợc sỹ làm việc tại bệnh viện hạng hai[56].

Tại Malaysia: Một cuộc nghiên cứu đƣợc tiến hành với 1.700 dƣợc sỹ ở Malaysia và 425 dƣợc sỹ đã đồng ý tham gia để khảo sát về mức độ hài lòng với công việc của họ. Kết quả nghiên cứu đƣợc phân tích hồi quy và chỉ ra 75,8% DS Malaysia hài lòng ở mức trung bình, chỉ có 12,3% DS hài lòng ở mức cao và còn 11,9% DS hài lòng ở mức thấp.Dƣợc sỹ ở nhóm tuổi 26-35 ít hài lòng với công việc nhất, trong khi dƣợc sỹ trên 55 tuổi hài lòng với công việc nhất[67].

Tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế cũng có một số nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc. Đa số các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố và thang đo likert 5 điểm. Nghiên cứu năm 2008 của Lê Thanh Nhuận đã chỉ ra 7 yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên y tế cơ sở gồm: Mối quan hệ với lãnh đạo; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Lƣơng và phúc lợi; Học tập, phát triển và khẳng định; Môi trƣờng tƣơng tác của cơ quan; Kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc và Cơ sở vật chất[36]. Nghiên cứu của Lƣu Hoài Chuẩn năm 2003 cho thấy chỉ có 49,1% bác sỹ hài lòng với công việc, 80% hiện đang gặp khó khăn trong cuộc sống, 70% thiếu kiến thức, 60% thiếu trang thiết bị, 40% thiếu thuốc [27].Nghiên cứu của tác giả Trần Quỵ và cộng sự năm 2005 sử dụng bộ câu hỏi gồm 46 câu hỏi và thang đo 4 điểm.

Kết quả cho thấy những yếu tố có liên quan đến sự hài lòng nghề nghiệp của điều dƣỡng bệnh viện bao gồm: nơi làm việc, trình độ chuyên môn, thiếu nhân lực, thiếu phƣơng tiện, áp lực tâm lý, an toàn nghề nghiệp, vị thế nghề nghiệp, cơ hội học tập, mối quan hệ với đồng nghiệp và sự hỗ trợ của gia đình[37]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Châu năm 2005 cho thấy: 84,4% điều dƣỡng tự hào về nghề nghiệp, 59,95% lạc quan với tƣơng lai của nghề điều dƣỡng, 58,76% cho rằng nghề điều dƣỡng đƣợc đánh giá đúng mức, 77,41% hài lòng về phƣơng tiện chăm sóc bệnh nhân, 60,49% hài lòng về cơ hội học tập và phát triển, 67,88% không hài lòng về định hƣớng cho con cái theo nghề điều dƣỡng [25]. Một nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên y tế tuyến quận huyện ở Đà nẵng với bộ công cụ Likert 5 điểm với 7 yếu tố tác động đế sự hài lòng trong đó mối quan hệ đồng nghiệp có tỉ lệ hài lòng cao, 61.3%, mức thu nhập là 22,6 và cơ sở vật chất, trang thiết bị là 23,7%. Tuy nhiên đa số các nhân viên ở đây đều mong muốn tiếp tục công tác tại đơn vị ( 69,2%) và 20,4 nhân viên muốn đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn [49].Một nghiên cứu khác về sự hài lòng với công việc của nhân viên y tế tuyến xã cho thấy yếu tố tỉ lệ hài lòng chƣa cao là: quy chế cơ quan, phúc lợi ngoài lƣơng, khen thƣởng. Cán bộ y tế trong biên chế hài lòng gấp 4,8 lần cán bộ hợp đồng[40].

Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong lĩnh vực dƣợc, đặc biệt là dƣợc sỹ công tác ở bệnh viện, hiện nay mới có một nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh đánh giá sự hài lòng đối với công việc của dƣợc sỹ. Dƣợc sỹ cũng là một chuyên gia CSSK ban đầu, là nhân viên y tế gần gũi và thân thiện với ngƣời bệnh. Vì vậy, mức độ hài lòng đối với công việc của dƣợc sỹ cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm của các nhà quản lý các ngành các cấp.

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng trong việc cải thiện mức độ hài lòng công việc và việc gắn bó lâu dài với công việc của nhân viên[74].

Vị trí địa lý, các loại hình dƣợc, tính chất công việc và mức độ hài lòng với công việc, cơ hội đào tạo và chính sách việc làm, tất cả đều có vai trò trong các

quyết định về công việc của dƣợc sỹ[70]. Vấn đề duy trì nguồn nhân lực thƣờng xuyên là một trong những khó khăn của quản lý nguồn nhân lực. Theo báo cáo của Liên đoàn dƣợc phẩm quốc tế (FIP) năm 2009, quy mô của nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có xem xét mức độ hài lòng công việc, nguyện vọng nghề nghiệp, động lực làm việc, cam kết với công việc, nghề nghiệp và tổ chức của dƣợc sỹ. Vì tình trạng thiếu nhân lực nên khối lƣợng công việc của dƣợc sỹ ngày càng nặng nề và mức độ hài lòng công việc cũng thấp hơn.

Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt dƣợc sỹ, đặc biệt dƣợc sỹ công tác trong lĩnh vực bệnh viện, mất cân đối về cơ cấu, phân bố nhân lực giữa các tuyến bệnh viện, các tỉnh, các khu vực và vùng miền. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa sự thiếu hụt nguồn nhân lực và sự hài lòng công việc của dƣợc sỹ. Vì vậy, để góp phần duy trì và thu hút dƣợc sỹ về công tác tại bệnh viện, các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu và nâng cao mức độ hài lòng với công việc của dƣợc sỹ.

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Tổng quan ĐỊNH LƢỢNG ĐỊNH LƢỢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHÂN LỰC DƢỢC - Đối chiếu TT 08, TT 22 XÁC ĐỊNH SƠ BỘ NHU CẦU NHÂN LỰC DƢỢC - SỰ HÀI LÒNG - CÁC NHÂN TỐ CHÍNH VÀ MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG GIẢI PHÁP & ĐỀ XUẤT -Thiết kế BCH theo

thang đo Likert 5 điểm. - Phỏng vấn theo BCH - Sử dụng phần mềm thống kê SPSS. Các nhân tố chính ảnh hƣởng tới thiếu nhân lực -Mô tả cắt ngang - Hồi cứu số liệu thứ cấp Cục QLD Phỏng vấn chuyên gia ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)