Xác định số dược sỹ cần bổ sung cho cơ sở điều trị tuyến huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 100 - 101)

Số lƣợng dƣợc sỹ hiện đang công tác tại các cơ sở điều trị tuyến huyện trên toàn khu vực Tây Nguyên là 38 dƣợc sỹ. Để đảm bảo tỉ số DS/BS từ 1/15-1/8 nhƣ TT08 thì số lƣợng dƣợc sỹ ở cơ sở điều trị tuyến huyện trên toàn khu vực Tây Nguyên cần phải bổ sung từ 16 – 62 Dƣợc sỹ. Tỉnh có nhu cầu bổ sung dƣợc sỹ nhiều nhất ở tuyến huyện là tỉnh Gia Lai dao động từ 4-20 dƣợc sỹ, tiếp theo là Lâm Đồng (5-16 DS), tỉnh Đak Nông (4-12 DS), tỉnh Kon Tum (3-9 DS), thấp nhất là tỉnh Đaklak (1-7 DS). Mặt khác nếu tính theo gƣờng bệnh thì số lƣợng dƣợc sỹ cần bổ sung cao hơn nhiều từ 26 – 92 DS. Tỉnh cần bổ sung nhiều nhất lại là Đaklak (18-24 DS), tiếp theo là Gia Lai (1-18 DS), tỉnh Lâm Đồng (2-12 DS), tỉnh Kon Tum (3-10 DS) và ít nhất là tỉnh Đak Nông (2-9 DS).

Hiện nay toàn khu vực Tây Nguyên mới chỉ có trung bình 1 DS/BV, nhiều cơ sở điều trị tuyến huyện không có dƣợc sỹ thì để để đáp ứng đƣợc 3-6 DS/BV, tuyến huyện cả khu vực Tây Nguyên cần phải bổ sung tới gần 100 dƣợc sỹ, tức là bổ sung số lƣợng nhiều hơn cả số hiện có, và số này cao hơn so với cách tính theo tỷ số DS/BS và gần với cách tính theo tỷ số DS/GB. Điều này cho thấy tình trạng thiếu dƣợc sỹ ở tuyến huyện là rất nghiêm trọng, có tới 50% số cơ sở điều trị không có dƣợc sỹ đây là một thực tế đáng báo động và cần có giải pháp từ trung ƣơng tới địa phƣơng để đảm bảo thu hút, kể cả bắt buộc dƣợc sỹ về công tác tại tuyến huyện. Khu vực Tây Nguyên là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn

nên để thu hút đƣợc gần 100 dƣợc sỹ nữa là điều không dễ dàng gì, ngành y tế cần có những biện pháp đặc biệt để tăng cƣờng đƣợc đội ngũ nhân lực dƣợc cho khu vực này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)