Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 60 - 65)

2.3.4.1. Khảo sát thực trạng nhân lực dược

Sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: Xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu (Phụ lục 1), tiến hành thu thập số DS, DTC& CĐ, DT, BS, GB của từng cơ sở điều trị từ các báo cáo tổng hợp về nhân lực cơ sở điều trị tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế (tính đến ngày 31/12/2013).

Số liệu thu thập đƣợc của từng cơ sở điều trị đƣợc mã hóa và nhập vào chƣơng trình Exel để phân tích theo các chỉ số.

hoạt động văn thể mỹ để khích lệ tinh

Bảng 2.2. Chỉ số phân tích thực trạng nhân lực dược

TT Chỉ số Cách tính

1 Tỷ trọng DS Tỷ lệ % của DS trên tổng số nhân lực dƣợc ( DS+ DTC + DT)

2 Tỷ trọng DTC Tỷ lệ % của DTC trên tổng số nhân lực dƣợc ( DS+ DTC + DT)

3 Tỷ trọng DT Tỷ lệ % của DT trên tổng số nhân lực dƣợc ( DS+ DTC + DT) 4 Tỷ số DS/BS Giá trị số DS/ số BS hiện có 5 Tỷ số DS/DTC Giá trị số DS/ số DTC hiện có 6 Tỷ số DS/GB Giá trị số DS/ số GB hiện có 7 Tỷ số DS/BV Giá trị số DS/ số BV hiện có 8 Tỷ trọng phân bố của DS ở 5 tỉnh Tây Nguyên so với tổng DS trong cả nƣớc

Tỷ lệ % DS ở 5 tỉnh Tây Nguyên trên tổng số DS trong cả nƣớc

2.3.4.2. Xác định nhu cầu dược sỹ

a. Tính toán số dược sỹ cần có của cơ sở điều trị

- Căn cứ vào số liệu thực trạng nhân lực dƣợc và số lƣợng bác sỹ, gƣờng bệnh của 5 cơ sở điều trị tuyến tỉnh và 35 cơ sở điều trị tuyến huyện trên khu vực Tây Nguyên và quy định của TT08/2007/BYT - BNV về hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc [8]. Từ đó toán số lƣợng dƣợc sỹ cần có cho mỗi cơ sở điều trị.

Cách tính số lƣợng dƣợc sỹ cần bổ sung theo bác sỹ:

Số lượng DS tối thiểu cần bổ sung tính theo tỷ số 1DS / 15BS là:

Số lƣợng DS cần bổ sung = ((số lƣợng BS hiện có)/15) - (Số lƣợng DS hiện có)

Số lượng DS tối đa cần bổ sung tính theo tỷ số 1DS/8BS là:

Số lƣợng DS cần bổ sung = ((số lƣợng BS hiện có)/8) - (Số lƣợng DS hiện có) Cách tính số lƣợng DS cần bổ sung theo GB:

Số lượng DS tối thiểu cần bổ sung tính theo GB là:

Số lƣợng DS cần bổ sung = ((số lƣợng GB thực kê)/71) - (Số lƣợng DS hiện có)

Số lượng DS tối đa cần bổ sung tính theo GB là:

Số lƣợng DS cần bổ sung = ((số lƣợng GB thực kê)/35) - (Số lƣợng DS hiện có) - Ngoài ra đề tài căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của khoa dƣợc bệnh viện đƣợc Bộ Y tế quy định tại Thông tƣ 22/2011/TT-BYT về quy định tổ chức và hoạt động của khoa dƣợc bệnh viện với 6 chức năng và 14 nhiệm vụ của khoa dƣợc, để bàn luận rõ số dƣợc sỹ cần thiết phải bổ sung ở khoa dƣợc cơ sở điều trị tuyến tỉnh và tuyến huyện.

b. Xác định số dược sỹ thực tế cần bổ sung để đáp ứng yêu cầu công việc của 35 cơ sở điều trị tuyến huyện

- Tại mỗi cơ sở điều trị, tiến hành phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo (Giám đốc hoặc Phó giám đốc hoặc Trƣởng phòng tổ chức cán bộ) và Trƣởng/Phụ trách khoa dƣợc. Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn khoảng từ 30-40 phút. Nội dung phỏng vấn (xem Phụ lục 4), thông tin phỏng vấn đƣợc thu thập bằng cách ghi chép.

Kết quả đã phỏng vấn đƣợc: + 3 Giám đốc cơ sở điều trị. + 2 Phó giám đốc .

+ 5 Trƣởng khoa dƣợc

+ 5 Phó trƣởng khoa dƣợc (phụ trách)

Số liệu sau khi thu thập đƣợc, tiến hành mã hóa và phân tích theo một số chủ đề sau:

- Ý kiến của lãnh đạo cơ sở điều trị (GĐ, phó GĐ). Trƣởng/Phụ trách khoa dƣợc cho rằng cơ sở điều trị không cần bổ sung dƣợc sỹ.

- Ý kiến của lãnh đạo, Trƣởng/Phụ trách khoa dƣợc cho rằng cơ sở điều trị thiếu dƣợc sỹ và những khó khăn trong quá trình tuyển dụng dƣợc sỹ.

c. Đánh giá sự hài lòng của dược sỹ Xây dựng bộ câu hỏi nghiên cứu:

- Bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của dƣợc sỹ trong nghiên cứu này đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo các bộ công cụ của một số nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của dƣợc sỹ, bác sỹ và nhân viên y tế[26] , [25] ,[34].

- Sau khi xây dựng xong bộ câu hỏi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thử (Pre-test) để kiểm tra lại bộ công cụ, thử 20 mẫu tại một cơ sở điều trị để đánh giá việc sử dụng từ ngữ cho phù hợp, sau đó chỉnh lại một số nội dung câu hỏi và các khía cạnh trong từng nhân tố, loại bỏ một số câu hỏi không phù hợp. Sau đó bộ công cụ đã đƣợc chỉnh sửa hoàn thiện và bảng câu hỏi chính thức sẽ đƣợc xây đựng sử dụng cho điều tra thực nghiệm (Phụ lục 4).

- Tiến hành tổ chức thu thập số liệu theo bộ câu hỏi

- Phỏng vấn trực tiếp 15 dƣợc sỹ đang làm việc tại 16 cơ sở điều trị trong mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu ở trên. Thời gian nghiên cứu từ tháng 2 - 8/2014.

Do điều kiện hạn chế về kinh phí nên nguyên tắc chọn mẫu lấy theo qui tắc tối thiểu để đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu. Để đảm bảo cỡ mẫu thu về đạt yêu cầu thì 220 phiếu đƣợc gởi đi. Trong đó, gửi 180 phiếu phỏng vấn qua Intener và bƣu điện tới các cơ sở điều trị theo địa chỉ danh bạ do Sở y tế các tỉnh cung cấp. Kết quả chỉ thu về đƣợc 50 phiếu, trong đó có 40 phiếu điền đầy đủ thông tin, 10 phiếu không hợp lệ. Thời gian từ tháng 2/2013 - 8/2014.

- Tiếp tục phỏng vấn 140 nhân lực dƣợc làm việc tại các cơ sở điều trị công lập trên địa bàn Tây Nguyên. Thời gian từ tháng 2/2014- 8/2014.

Tổng số phiếu đủ điều kiện phân tích, đánh giá là 161 phiếu của 40 cơ sở điều trị công lập.

Phiếu đƣợc gọi là hợp lệ có thể dùng để phân tích là những phiếu đầy đủ thông tin, hoặc có đầy đủ thông tin từ câu Q1- Q31.

Số liệu về đánh giá sự hài lòng sau khi thu thập về đƣợc làm sạch loại bỏ các phiếu không hợp lệ đƣợc nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích;

Để xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng với công việc của nhân lực dƣợc và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến sự hài lòng của nhân lực dƣợc, đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích theo quy trình sau:

Hình 2.1. Quy trình xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân lực dược

Cụ thể nội dung diễn giải như sau:

Thống kê mô tả đặc trƣng của mẫu nghiên cứu , sau đó đánh giá tính giá trị của thang đo sự hài lòng đối với công việc, phân tích nhân tố (Factors Analysis) đƣợc áp dụng. Chỉ những tiểu mục có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn 0,5 đƣợc xem là có giá trị đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân lực dƣợc. Trên cơ sở những nhân tố đƣợc phát hiện, hệ số Cronbach’s alpha đƣợc sử dụng để đánh giá sự nhất quán bên trong của từng yếu tố về sự hài lòng đối với công việc của nhân lực dƣợc. Những yếu tố có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 thì thang đo của những tiểu mục mới đƣợc xem là có độ tin cậy với mẫu nghiên cứu. Chỉ những tiểu mục/các yếu tố có giá trị dự đoán sự hài lòng đối với công việc của dƣợc sỹ và có độ tin cậy mới đƣợc sử dụng để đánh giá sự hài lòng đối với công việc trong mẫu nghiên cứu.

Chỉ những nhân tố có giá trị dự đoán sự hài lòng đối với công việc của nhân lực dƣợc và có độ tin cậy mới đƣợc sử dụng. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s alpha, tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Thống kê mô tả

• Thực hiện các thống kê mô tả theo các biến phân loại.

Cronbach’ s alpha

• Kiểm định độ tin cậy của thang đo nghiên cứu bằng hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng

EFA

• Phân tích khám phá nhân tố để tìm ra các biến tiềm ẩn ( nhân tố) bằng hệ số KMO, phƣơng sai giải thích, hệ số tải nhân tố

Thang điểm Likert (1: Rất không hài lòng; 2: Không hài lòng; 3: Nửa hài lòng nửa không hài lòng (lƣỡng lự); 4: Hài lòng; 5: Rất hài lòng) sẽ đƣợc mã hóa thành nhóm chƣa hài lòng (1-3 điểm) và nhóm hài lòng (4-5 điểm) đối với từng tiểu mục, từ đó tính tỷ lệ hài lòng đối với công việc theo từng tiểu mục. Điểm của nhân tố bằng tổng điểm của các tiểu mục thành phần, mã hóa lại các nhân tố thành nhóm hài lòng (≥50% số điểm) và nhóm chƣa hài lòng (còn lại). Mức điểm hài lòng tổng thể bằng tổng điểm của các nhân tố và mã hóa thành nhóm hài lòng (≥50% số điểm) và nhóm chƣa hài lòng (còn lại).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)