2.3.2.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng
Nội dung : Xác định thực trạng ,nhu cầu nguồn nhân lực dƣợc và sự hài lòng của
a. Khảo sát thực trạng nhân lực dược (mục tiêu 1)
Chọn mẫu toàn bộ các cơ sở điều trị công lập trên toàn khu vực Tây Nguyên khảo sát điều tra về nhân lực dƣợc tính đến 31 tháng 12 năm 2013 bao gồm 40 cơ sở điều trị (có phụ lục kèm theo):
b. Xác định nhu cầu nhân lực dược (mục tiêu 2)
Tính toán nhu cầu nhân lực dƣợc cần bổ sung theo Thông tƣ liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của liên Bộ Nội vụ - Bộ Y tế, hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc[8] của các cơ sở điều trị công lập khu vực Tây Nguyên.
c. Đánh giá sự hài lòng của nhân lực dược đang công tác tại các cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên (mục tiêu 3)
Đánh giá sự hài lòng với tất cả các nhân sự dƣợc đang công tác tại các cơ sở điều trị nêu trên, đề tài có sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố. Chọn mẫu tổng thể tính cỡ mẫu tối thiểu theo công thức:
( ) ( )
( ) ( ) ( )
Trong đó: N = 491 NLD đang công tác tại CSĐT khu vực Tây Nguyên là quần thể nghiên cứu.
p = 0,5 là tỉ lệ giả định NLD hài lòng với công việc. z = 1,96 ( = 0,05, độ tin cây 95% thu đƣợc từ bảng z) d = 0,05 là sai số tuyệt đối
Thay vào công thức trên ta có n = 213 NLD
Nhiều tác giả đƣa ra các con số khác nhau về cỡ mẫu, theo Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đƣa ra cỡ mẫu với quan điểm tƣơng ứng 100 = tệ; 200 = khá; 300 = tốt; 1000 = tuyệt vời[31]. Theo Hair và cộng sự (2006) tối thiểu cỡ mẫu phải đạt 100, theo nhà nghiên cứu Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Ngọc Mộng lại không đƣa ra con số nào cụ thể mà đƣa ra mối quan hệ giữa số
lƣợng biến quan sát và kích thƣớc mẫu đó là quy tắc cỡ mẫu theo biến số quan sát ở mức 4 hoặc 5[46] .
Đối với nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố đòi hỏi cỡ mẫu khá lớn nên chúng tôi thực hiện lấy mẫu theo qui tắc của Comrey và Lee, Guiford, Hair và cộng sự[31]đồng thời tham khảo lấy mẫu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Ngọc Mộng[46], nếu lấy theo quy tắc này với 31 câu hỏi thì cỡ mẫu tối thiểu là 31* 5= 155 mẫu. Nhƣ vậy cỡ mẫu cần thiết để phân tích sự hài lòng của nhân lực dƣợc = 200 là mẫu khá +10% thì cỡ mẫu dự kiến phỏng vấn tại các cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên là 220 mẫu.
2.3.2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) (mục tiêu 2)
Nội dung: Thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực và các giải pháp thu hút
nguồn nhân lực đã triển khai; Các giải pháp đã triển khai để tăng sự hài lòng đối với công việc của dƣợc sỹ; Các giải pháp sẽ triển khai để phát triển nguồn nhân lực dƣợc ở cơ sở điều trị.
- Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, trƣởng khoa Dƣợc tại:3 cơ sở điều trị tuyến tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.
- 12 cơ sở điều trị tuyến huyện (Bệnh viện hoặc TTYT huyện): 01 lãnh đạo trong ban giám đốc hoặc 1 cán bộ tổ chức.
2.3.2.3. Phương pháp xác định các biến số nghiên cứu
Các biến số về nguồn nhân lực dƣợc đƣợc xây dựng dựa trên 2 văn bản sau:
Quyết định số 40/2006/QĐ-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Y tế, về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế;
Thông tƣ liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của liên Bộ Nội vụ - Bộ Y tế, hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc.
- Thông tƣ: 22/2011/TT-BYT Qui định tổ chức và hoạt động của Khoa Dƣợc bệnh viện.
Chúng tôi đã tham khảo các nghiên cứu xác định các yếu tố lên quan đến sự hài lòng đối với công việc trên thế giới.
Thang đo mức độ hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc và cơ quan/đơn vị của mình dựa trên thang điểm Likert với các mức độ từ:
- Rất không hài lòng : 1
- Không hài lòng : 2
- Nửa hài lòng, nửa không hài lòng( lƣỡng lự): 3
- Hài lòng : 4
- Rất hài lòng : 5