Xác định nhu cầu dược sỹ của các cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 101 - 104)

Theo kết quả phỏng vấn về thực trạng nhân lực dƣợc hiện nay tại các cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên, hầu hết lãnh đạo và trƣởng khoa dƣợc đều nhận thấy cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên đang rất thiếu dƣợc sỹ. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với kết quả đánh giá thực trạng nhân lực dƣợc tại các cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên ở trên. Trong 16 cơ sở điều trị thực hiện phỏng vấn, có 5 cơ sở điều trị không có dƣợc sỹ, 6 cơ sở điều trị có 1 dƣợc sỹ và 3cơ sở điều trị có 2 dƣợc sỹ. Trong số đó, chỉ có 12/15 cơ sở điều trị đƣợc lãnh đạo khẳng định rằng thiếu dƣợc sỹ. Nhiều lãnh đạo tỏ ra bức xúc vì với thực trạng thiếu dƣợc sỹ nhƣ hiện nay, việc thực hiện công tác dƣợc của cơ sở điều trị rất khó khăn, nhiều việc không triển khai đƣợc (nhƣ đấu thầu thuốc, công tác DLS…), nhiều việc phải giao cho dƣợc trung cấp làm... Đa số các lãnh đạo của 12 cơ sở điều trị đều cho rằng cần bổ sung 1-2 dƣợc sỹ nữa. Tuy nhiên số lƣợng này chỉ để phần nào giải quyết tình trạng bức xúc dƣợc sỹ hiện nay, còn để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu công việc thì số lƣợng dƣợc sỹ cần bổ sung còn cao hơn nữa.

Do vậy, nhu cầu dƣợc sỹ của các cơ sở điều trị vẫn còn khá khiêm tốn so với lƣợng bổ sung cần thiết. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân các cơ sở điều trị chỉ có kế hoạch tuyển dụng ít dƣợc sỹ nhƣ vậy là do các cơ sở điều trị đều gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng dƣợc sỹ nhƣ:“cơ sở điều trị khó khăn”, “Bị

khoán biên chế”, “không có chính sách thu hút”…là những khó khăn mà các cơ

sở điều trị đang gặp phải. Ngay cả những cơ sở điều trị đã có những chính sách nhƣ “ưu tiên xét tuyển biên chế”, hay “chính sách thu hút nhân tài” cũng vẫn chƣa tuyển dụng đƣợc.

Để đảm bảo chức năng nhiệm vụ khoa dƣợc nhƣ quy định của TT22, đảm bảo số lƣợng dƣợc sỹ tối thiểu là 3-6 DS/BV thì với thực tế có 1-2 DS/BV nhƣ hiện nay, mỗi cơ sở điều trị cần bổ sung ít nhất 2-4 dƣợc sỹ nữa.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao dƣợc sỹ không muốn về làm việc tại cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên, đa số ý kiến của lãnh đạo và trƣởng khoa dƣợc đánh giá rằng dƣợc sỹ không hài lòng với thu nhập ở cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên và điều kiện làm việc còn hạn chế, thu nhập thấp… Một số lãnh đạo cơ sở điều trị nhấn mạnh rằng cơ sở điều trị hiện thiếu dƣợc sỹ, đặc biệt là dƣợc sỹ làm công tác Dƣợc lâm sàng. Thực tế là hầu hết ở cơ sở điều trị khu vực Tây Nguyên, công tác Dƣợc lâm sàng còn gặp nhiều khó khăn, dƣợc sỹ không có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức chuyên môn, công việc đảm trách nhiều. Ngƣời dƣợc sỹ chƣa hài lòng do một số nguyên nhân nhƣ thu nhập, cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, vì trí công việc không phù hợp với sở trƣờng, năng lực. Để làm tốt công tác dƣợc trong cơ sở điều trị và bƣớc đầu thực hiện thông tin thuốc, tƣ vấn sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh thì rất cần có tài liệu chuyên môn và cơ sở vật chất đảm bảo.

Nhƣ vậy có thể thấy các lãnh đạo cơ sở điều trị đều có mong muốn tuyển dƣợc sỹ về công tác nhƣng ngay cả tại những cơ sở điều trị đã có chính sách thu hút, chẳng hạn, có tỉnh hỗ trợ tới 40.000.000đ/ngƣời để thu hút dƣợc sỹ nhƣng tình trạng thiếu hụt dƣợc sỹ vẫn không đƣợc cải thiện. Vậy lý do vì sao cơ sở điều trị, đặc biệt cơ sở điều trị tuyến huyện khu vực Tây Nguyên không “hấp dẫn” đƣợc dƣợc sỹ. Theo đánh giá của các Trƣởng khoa dƣợc, dƣợc sỹ không về cơ sở điều trị, thậm chí đã về rồi nhƣng lại bỏ đi vì thực tế dƣợc sỹ không hài lòng với công việc ở cơ sở điều trị. Nhiều dƣợc sỹ đang công tác tại cơ sở điều trị không hài lòng với công việc cũng là một nguyên nhân khiến dƣợc sỹ mới không muốn về cơ sở điều trị. Vậy để khắc phục đƣợc thực trạng thiếu dƣợc sỹ và đặc biệt đáp ứng đƣợc nhu cầu dƣợc sỹ cần bổ sung tại các cơ sở điều trị hiện nay, lãnh đạo các cơ sở điều trị cần quan tâm tới mong muốn, nhu cầu của ngƣời

dƣợc sỹ, đáp ứng sự hài lòng của họ, từ đó có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu để “giữ chân” và thu hút đƣợc dƣợc sỹ về làm việc.

Mặc dù Nhà nƣớc và các địa phƣơng đã áp dụng một số chính sách, chế độ tạo nguồn nhân lực cho y tế các tỉnh vùng sâu, vùng xa (chính sách cử tuyển, đào tạo chuyên tu, hợp đồng theo địa chỉ) nhƣng phần lớn các địa phƣơng thuộc các vùng này vẫn rất khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ y tế. Nguyên nhân chính là do điều kiện sống thấp và các chính sách chƣa đủ sức thu hút cán bộ về công tác.

Tại một số địa phƣơng dù thiếu nhân lực nhƣng vẫn có tình trạng khó xin việc vào các cơ sở điều trị, một phần vì bị khống chế số biên chế đƣợc giao hằng năm, một phần khác là các thủ tục phiền hà trong việc tuyển nhân lực. Điều này cũng hoàn toàn trùng hợp với kết quả phỏng vấn các lãnh đạo cơ sở điều trị tuyến huyện. Đa số các lãnh đạo cho rằng cơ sở điều trị đang thiếu dƣợc sỹ nhƣng khó tuyển. Các cơ sở điều trị tuyến huyện cũng nhận thức đƣợc việc dƣợc sỹ ra trƣờng thƣờng thích ở lại thành phố mà ít về vùng sâu vùng xa do điều kiện sống thấp, thu nhập kém. Thiếu dƣợc sỹ là thực trạng đang tồn tại ở hầu hết các cơ sở điều trị, tuy nhiên không phải tất cả các đơn vị đều có kế hoạch và nhu cầu tuyển dƣợc sỹ bởi kinh phí ít nên không có chính sách thu hút, bởi bị khoán biên chế nên ƣu tiên tuyển Bác sỹ trƣớc, bởi “nản lòng” vì dù có chính sách nhƣng nhiều năm vẫn không tuyển đƣợc…

Thực trạng đáng lo ngại là khi số lƣợng dƣợc sỹ đƣợc đào tạo hằng năm vẫn tăng [16]. Nhƣng do nhiều nguyên nhân mà chỉ có một số rất ít về phục vụ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, thuộc các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long... Phần lớn họ đều tập trung tại các tỉnh, thành phố, khu đô thị lớn, do vậy khiến bức tranh thiếu hụt về cán bộ y tế lại càng phân chia thành những "mảng tách biệt".

Tình trạng nơi thiếu dƣợc sỹ nhƣng có nơi lại thừa đã đƣợc ngành y tế nhận ra. Nếu không có các giải pháp hữu hiệu thì tình trạng nhân lực y tế vừa rất thiếu vừa thừa càng thêm trầm trọng. Đào tạo nhiều, không sử dụng hết, sử dụng

không đúng mục đích, dẫn đến thiếu nhân lực y tế và gây lãng phí về nhân lực y tế. Sự khác biệt lớn về kinh tế - xã hội, điều kiện giao thông, điều kiện sống và điều kiện, phƣơng tiện làm việc giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng NVYT tập trung đông ở thành thị và rất thiếu ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi, vùng xa, vùng khó khăn [14].

Một trong những nguyên nhân dƣợc sỹ ít về công tác tại những vùng kinh tế khó khăn là chính sách thu hút về tài chính và phi tài chính đối với NVYT công tác ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi còn yếu. Dù có tăng phụ cấp khu vực cho NVYT làm việc ở các vùng khó khăn và phụ cấp cho NVYT thôn/bản theo quy định nhƣng nguồn ngân sách để bảo đảm trả những phụ cấp đó vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tài chính ở địa phƣơng[43],[35].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)