Các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu đã cùng hợp tác để phân tích thực trạng về nhân lực y tế và xác định các chiến lƣợc tăng cƣờng NNL cho y tế một trong năm vấn đề lớn bất cập và thách thức chung toàn cầu đối với sự phát triển nguồn lực y tế đƣợc tổng kết và xác định là sự mất cân đối trong cơ cấu NNL theo trình độ và năng lực chuyên môn, điều này sẽ dẫn đến kết quả làm việc kém hiệu quả.
Theo nhiều báo cáo và kết quả nghiên cứu, trong cơ cấu nhân lực dƣợc Việt Nam nói chung và tại các cơ sở điều trị nói riêng hiện nay, loại hình nhân lực dƣợc chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là DTC, tỷ lệ dƣợc sỹ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ [1] , [3], [26], [32]. Sự mất cân đối còn nằm ở trong việc phân bổ lực lƣợng đối với các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. 40% hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, 23% hoạt động trong hệ thống sản xuất trong 140 nhà máy. Nhƣ vậy, 2/3 dƣợc sỹ đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, 1/3 còn lại hoạt động trong bệnh viện, hệ thống kiểm nghiệm thuốc, bảo đảm chất lƣợng, giảng dạy, quản lý nhà nƣớc… Tuyến tỉnh, huyện và hệ thống bệnh viện thiếu dƣợc sỹ trầm trọng. Sự mất cân đối này một phần do chúng ta thiếu các chính sách và mô hình tổ chức, quy định chức năng và nhiệm vụ của ngƣời dƣợc sỹ. Điều này cũng thể hiện rõ nét ở kết quả của nghiên cứu này.
4.1.1.1. Cơ cấu nhân lực dược cơ sở điều trị tuyến tỉnh khu vực Tây Nguyên
Cơ sở điều trị tuyến tỉnh là tuyến Bệnh viện có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của địa phƣơng, tỷ lệ dƣợc sỹ tuyến tỉnh cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (cụ thể DSSĐH và DS chiếm 17,1%). Chiếm phần lớn nhân lực dƣợc tại tuyến tỉnh là dƣợc sỹ trung cấp (67,8%).
Tỷ số DS/DTC tại tuyến tỉnh khu vực Tây Nguyên là 1/4, tỷ số này chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn theo quy định của TT08 1/2-2,5[8]. So với Thái Lan, tỉ số này ở nƣớc ta còn khá thấp. Ở Thái Lan, tỉ số DS/KTV dƣợc ƣớc tính là 1:2
(1995); 1:1,75 (2000); 1:1.50 (2005); 1:1.25 (2010) và 1:1 (2015)[65]. Tính theo khu vực, tỷ số DS/DTC dao động từ 1/4,7-1/2,4. Nhƣ vậy, tất cả các cơ sở điều