Thực trạng nhân lực dược một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 31 - 34)

Về số lượng:

Hiện nay, để đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực dƣợc của mỗi quốc gia, ngƣời ta sử dụng chỉ số số DS/10.000 dân. Năm 2012, theo đánh giá của liên đoàn dƣợc phẩm quốc tế (FIP), chỉ số số DS/10000 dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dao động từ 0,02-25,07 DS/10.000 dân và trung bình là 6,02 DS/10.000 dân[57]. Sau đây là chỉ số số DS/10.000 dân ở một số nƣớc trên thế giới [70].

Bảng 1.1. Số DS/10.000 dân của một số nước trên thế giới năm 2010

STT Quốc gia Số DS/10.000 dân STT Quốc gia Số DS/10.000 dân 1 Úc 10,4 9 Đức 12,0 2 Canada 8,3 10 Malaysia 2,4

3 Brazil 5,4 11 Trung Quốc 2,5

4 Nhật Bản 13,6 12 Hàn Quốc 12,1

5 Singapore 3,7 13 Tây Ban Nha 10,7

6 Thổ Nhĩ Kỳ 3,3 14 Anh 6,6

7 Pháp 12,3 15 Việt Nam 1,74

8 Mĩ 9,0 16 Thái Lan 3,0

Về chất lượng và phân bố:

1.3.1.1. Sử dụng nhân lực Dược tại Pháp

Trong các nƣớc có nền đào tạo nhân lực Dƣợc tiên tiến thì cộng hoà Pháp là nƣớc có ảnh hƣởng sâu sắc nhất đến Việt Nam. Do điều kiện lịch sử, đào tạo nhân lực dƣợc tại Việt Nam cơ bản đƣợc hình thành và phát triển theo mô hình kiểu Pháp, thậm chí trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đƣợc hình thành từ trƣờng Đại học Đông Dƣơng do ngƣời Pháp thành lập từ năm 1902. Do đó việc nghiên cứu mô hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Dƣợc của Pháp hiện nay là rất có ý nghĩa.

Tại Pháp nhân lực Dƣợc chủ yếu đƣợc sử dụng để phục vụ sức khoẻ cộng đồng, vai trò của dƣợc sỹ trong việc trực tiếp hƣớng dẫn sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh ngày càng quan trọng. Nghiên cứu về dƣợc bệnh viện của Pháp cho thấy có 1DS/115GB[74]. Theo giáo sƣ Vasson thuộc trƣờng đại học Claude Bernard Lyon thì tỉ lệ làm việc của các DSĐH sau khi tốt nghiệp tại Pháp là [10]:

- 65% làm việc tại các Nhà thuốc

- 12% làm dược bệnh viện.

- 13% làm các ;lĩnh vực liên quan đến sinh hoá và xét nghiệm.

- 5% trong lĩnh vực công nghiệp dược.

- 5% làm lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy 1.3.1.2. Sử dụng nhân lực Dược tại Anh:

Tính đến năm 2011, Anh có 39.715 dƣợc sỹ và trung bình 6,6 DS/10.000 dân. Trong lĩnh vực dƣợc bệnh viện, có 1,42DS/100GB và 0,75DS bệnh viện/10.000 dân[51], [52]. Nƣớc Anh từ lâu cũng đã gặp phải tình trạng thiếu dƣợc sỹ, một nghiên cứu về mô hình nhu cầu nhân lực dƣợc cộng đồng ở Anh năm 2003 cho thấy nƣớc Anh cần thiết tối thiểu 18.893 dƣợc sỹ cộng đồng. Trong mô hình nêu trên, nhu cầu cần 26.234 dƣợc sỹ, tuy nhiên khả năng cung ứng có thể 24.528 dƣợc sỹ, do đó thiếu hụt khoảng 1.715 dƣợc sỹ[63].

1.3.1.3. Sử dụng nhân lực Dược tại Úc

Ở Úc, một dự án nghiên cứu về nhân lực dƣợc cho thấy từ năm 2002 đến năm 2008 tỷ lệ dƣợc sỹ nƣớc Úc đã tăng 48% và tỷ lệ kỹ thuật viên dƣợc tăng 66%. Phần lớn nhân lực dƣợc làm việc ở lĩnh vực dƣợc cộng đồng. Ở lĩnh vực công, tỉ lệ dƣợc sỹ tăng 40%. Năm 2011, tại Úc có 21.800 dƣợc sỹ với 10,4 DS/10.000 dân. Dƣợc sỹ bệnh viện chiếm khoảng 8%. Một nghiên cứu về nhu cầu dƣợc sỹ giai đoạn 2000 - 2010 đã chỉ ra có sự thiếu hụt khoảng 3000 dƣợc sỹ vào năm 2010, trong đó thiếu hụt lớn nhất là khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa Úc [74].

1.3.1.4. Sử dụng nguồn nhân lực dược tại Nhật Bản

Nhật Bản là một nƣớc có nền kinh tế phát triển nhất châu Á đứng thứ 2 trên thế giới. Nƣớc Nhật có nền công nghiệp Dƣợc rất phát triển. Chƣơng trình đào tạo dƣợc sỹ của Nhật là 4 năm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng thuốc, kiểm tra kiểm soát môi trƣờng. Một nửa dƣợc sỹ làm việc trong ngành công nghiệp dƣợc và dƣợc bệnh viện còn lại làm trong nhà thuốc. Từ năm 2000, ở Nhật Bản, tỷ lệ dƣợc sỹ trong các bệnh viện công là 1DS/75GB[64]. 1DS/75GB là một áp lực đối với dƣợc sỹ khi khối lƣợng công việc nhiều, do đó ở Nhật công tác dƣợc lâm sàng trong bệnh viện cũng là một thách thức.

1.3.1.5. Sử dụng nhân lực dược tại một số nước khu vực Đông Nam Á

Tại một số nƣớc khu vựa Đông Nam Á chỉ số số DS/10.000 dân của Singapore là 3,7DS/10.000 dân và Malaysia là 2,4 DS/10.000 dân[60].

Thái Lan là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, có nền kinh tế khá phát triển so với các nƣớc trong khu vực. Ngành dƣợc Thái Lan có nhiều nét tƣơng đồng với Việt Nam. Hiện nay có khoảng 12 trƣờng Đại học ở Thái lan đào tạo dƣợc sỹ, thời gian đào tạo là 5 năm. Dƣợc sỹ ra trƣờng chủ yếu làm công tác dƣợc cộng đồng và phân phối thuốc. Thái Lan có 1 DS/3.500 ngƣời dƣợc sỹ tốt nghiệp chủ yếu công tác tại thành phố (96%) và tại cơ sở y tế công lập (89,1%)[65]. Nhân lực dƣợc ở Thái Lan chủ yếu gồm dƣợc sỹ và KTV với tỷ lệ khá đồng đều, tỉ lệ DS/KTV dƣợc ƣớc tính là 1/2 (năm 1995); 1/1,75 (năm 2000); 1/1,5 (năm 2005); 1/1,25 (năm 2010) và 1/1 (năm 2015) [6]). Một nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp dự báo chuyên gia để xác định nhu cầu nhân lực dƣợc Thái Lan đến năm 2015cho thấy Thái Lan cũng có sự thiếu hụt nhân lực dƣợc. Dự kiến đến 2015, Thái Lan có 1DS/2.869 dân và nhu cầu cần 32.761dƣợc sỹ, trong đó khả năng cung cấp tối đa là 25.864 DS, do vậy Thái Lan thiếu hụt khoảng 6.915 DS(21,1%)[69].

Đề cập đến nguồn nhân lực dƣợc bệnh viện, nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm đến chỉ số DS/GB để đánh giá khả năng phục vụ của dƣợc sỹ trong bệnh viện; Theo tạp chí dƣợc Châu Âu năm 2004, ngay cả ở những nƣớc phát triển

cũng có tỷ lệ này rất thấp nhƣ ở Thụy Sĩ, mỗi dƣợc sỹ bệnh viện chịu trách nhiệm cho 305 GB[58].Trong lĩnh vực dƣợc bệnh viện, năm 2011 Thụy Điển có 1DS/99GB. Ngoài ra tại Đức trong lĩnh vực bệnh viện có 1DS/323GB và 0,02 dƣợc sỹ bệnh viện/1.000 dân[74].

Nhƣ vậy có thể thấy trên thế giới hiện nay xu hƣớng tăng cƣờng công tác dƣợc cộng đồng (commumty pharmacy) và chăm sóc thuốc( pharmaceuticalcare). Số ngƣời làm việc trong lĩnh vực sản xuất thuốc chiếm tỷ lệ từ 5-10% tổng số nhân lực dƣợc, công tác dƣợc lâm sàng đƣợc chú trọng phát triển, bác sỹ rất cần sự tƣ vấn của dƣợc sỹ về sử dụng thuốc hợp lý an toàn ngày càng chặt chẽ, do đó nhu cầu về dƣợc sỹ ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)