Nhân lực dược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 29 - 30)

1.2.5.1. Khái niệm

Nhân lực dƣợc là một bộ phận của nhân lực y tế, những ngƣời đƣợc đào tạo kiến thức cơ bản về dƣợc, làm việc trong các cơ sở liên quan đến sản xuất, đảm bảo chất lƣợng, cung ứng, phân phối và sử dụng thuốc. Nhân lực dƣợc có kiến thức chuyên môn cơ bản về bào chế, sản xuất, đảm bảo chất lƣợng, cung ứng, tƣ vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. NNL dƣợc bao gồm: DS (tốt nghiệp đại học trở lên), Cao đẳng dƣợc, Trung cấp dƣợc/ KTV dƣợc và dƣợc tá [5] , [9].

1.2.5.2. Các loại hình nhân lực dược

Ở Việt Nam nguồn nhân lực dƣợc đa dạng về loại hình bao gồm: tiến sĩ dƣợc, thạc sĩ dƣợc, dƣợc sỹ chuyên khoa I, dƣợc sỹ chuyên khoa II, dƣợc sỹ đại học, dƣợc sỹ cao đẳng, dƣợc sỹ trung học, dƣợc tá, công nhân kỹ thuật dƣợc, kỹ thuật viên dƣợc.

1.2.5.3. Lĩnh vực công tác

+ Lĩnh vực quản lý nhà nƣớc. + Lĩnh vực điều trị.

+ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh. + Lĩnh vực khác.

Tại bệnh viện, nhân lực dƣợc có thể đƣợc chia thành ba hình thức chính:[63].

- Quản lý (Management): bao gồm các dƣợc sỹ trƣởng khoa hoặc phó khoa, quản lý mọi hoạt động của khoa dƣợc và chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác dƣợc trong bệnh viện.

- Chuyên môn/nghiệp vụ (Professional staff): thực hiện việc phân phát, kiểm soát và cung cấp thông tin thuốc. Dƣợc sỹ chuyên môn có thể thực hiện nhiệm vụ của quản lý khoa khi cần thiết.

- Nhân viên hỗ trợ (Support staff): bao gồm các nhân viên có trình độ khác nhƣ: kỹ thuật viên, nhân viên văn phòng hoặc cán bộ thông tin.

Dƣợc sỹ tại bệnh viện là chuyên gia về thuốc, ngƣời tƣ vấn về kê đơn, quản lý và giám sát, đồng thời cũng là một nhà quản lý cung ứng, ngƣời đảm bảo rằng các loại thuốc luôn có sẵn thông qua việc mua bán, lƣu trữ, phân phối, kiểm soát, và bảo đảm chất lƣợng. Sự cân bằng giữa hai vai trò khác nhau, phụ thuộc vào mỗi cá nhân và môi trƣờng công việc. Thông thƣờng, dƣợc sỹ không làm việc trực tiếp với bệnh nhân, mà thông qua nhân viên y tế khác để tối ƣu hóa điều trị cho bệnh nhân. Một dƣợc sỹ còn có thể đảm nhận vai trò lâm sàng để tƣ vấn đƣợc cho các bác sĩ và điều dƣỡng trong bệnh viện[63],[69],[74].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)