Thực trạng nguồn nhân lực dược tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 34 - 41)

Ngành Dƣợc là ngành Kinh tế- Kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, thực trạng nhân lực dƣợc hiện nay là thiếu ở hầu hết các loại hình đặc biệt là nhân lực dƣợc có trình độ đại học. Phân bố nhân lực dƣợc không đồng đều giữa các vùng miền và các lĩnh vực [1] , [11].

Theo Chiến lƣợc quốc gia phát triển ngành dƣợc Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngành dƣợc cần chú trọng nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ nhân lực, phấn đấu đạt tỷ lệ 2,5 DS/10.000 dân vào năm 2020 [15], [17], [44].

Về số lượng

Năm 2012, Việt Nam có 36.491 ngƣời có trình độ chuyên môn dƣợc làm việc trong khu vực Nhà nƣớc, trong đó có 5.357 ngƣời có trình độ đại học trở lên. Nhân lực dƣợc có trình độ đại học trở lên chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị: tuyến trung ƣơng và tuyến tỉnh có đến 70% nhân lực dƣợc có trình độ đại học trở lên làm việc; 100% Tiến sỹ dƣợc sỹ và 97,08% Thạc sỹ dƣợc sỹ làm việc tại tuyến trung ƣơng và tuyến tỉnh[48].

Các báo cáo cho thấy, nguồn nhân lực dƣợc trong vài năm gần đây vẫn còn thiếu và tồn tại nhiều vấn đề bất cập [3], [6]. Theo Cục Quản lý dƣợc, tính đến

thời điểm 31/12/2010, cả nƣớc có tổng số 15.176 dƣợc sỹ đang công tác, trung bình 1,74 DS/10.000 dân. Tuy nhiên, việc phân bố dƣợc sỹ không đồng đều, riêng Hà Nội và TPHCM đã có 7.823 dƣợc sỹ, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 52%, các tỉnh còn lại chỉ có 6.671dƣợc sỹ chiếm tỷ trọng 48% [17].

Số dƣợc sỹ mới ra trƣờng hàng năm đều tăng ở các cơ sở đào tạo. Thực tế, đang có sự chuyển dịch không thích hợp dƣợc sỹ trong toàn quốc, tăng ở hệ thống tƣ nhân và giảm ở hệ thống nhà nƣớc. Bởi lẽ đa số dƣợc sỹ khi ra trƣờng đều muốn làm việc cho các công ty nƣớc ngoài và công ty trách nhiệm hữu hạn, mà phần lớn tập trung ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TPHCM. Do vậy có những tỉnh nhiều năm không có thêm dƣợc sỹ về nhận công tác [17].

Bảng 1.2. Số lượng dược sỹ tại Việt Nam qua các năm

Năm 2007 2008 2009 2010 DSSĐH (1) 858 963 1089 1146 DSĐH (2) 8.509 9.458 9.075 12.777 Tổng (1)+(2) 9.367 10.421 10.164 13.941 Bình quân số DSĐH/vạn dân 1,1 1,2 1,19 1,74  Về phân bố:

Thiếu nhân lực dƣợc gắn liền với phân bố không đồng đều. Cùng với xu thế đô thị hoá và tập trung hoá kinh tế - xã hội, dòng nhân lực dƣợc trong những năm gần đây tiếp tục dồn về các thành phố lớn. Mƣời tỉnh có nhiều dƣợc sỹ nhất: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Nam Định, Thanh Hoá, Đồng Tháp, Bình Dƣơng, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, và Đà Nẵng có 9.143 dƣợc sỹ chiếm 65,6% so với toàn quốc. Trong khi 10 tỉnh có ít dƣợc sỹ nhất: Kon Tum, Đăk Nông, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Bắc Kạn, Bình Phƣớc, Ninh Thuận, Hậu Giang, Bình Thuận chỉ chiếm 2,2% so với toàn quốc [22].

Một nghiên cứu về thực trạng nhân lực dƣợc năm 2010 cho thấy tình trạng mất cân đối và sự phân bố dƣợc sỹ không đồng đều theo vùng miền [3].

Bảng 1.3. Phân bố dược sỹ theo các vùng địa lý năm 2010

Khu vực

DS khu vực công Tổng DS DS/10.000 dân (công lập) DS/10.000 dân (tổng số) KV1 1026 4239 0,52 2,14 KV2 488 1186 0,44 1,06 KV3 502 1673 0,27 0,88 KV4 105 391 0,20 0,75 KV5 552 5580 0,38 3,83 KV6 946 2081 0,55 1,20 Tổng 3619 15150 0,42 1,74

Nguồn: [3].(Số liệu năm 2010)

Sự phân bố dƣợc sỹ theo các vùng miền là không đồng đều, cao nhất là khu vực Đông Nam Bộ với 3,83 DS/10.000 dân, tiếp theo là khu vực Đồng Bằng Sông Hồng với 2,14 DS/10.000 dân, và thấp nhất là khu vực Tây Nguyên với 0,75 DS/10.000 dân.

Số lƣợng dƣợc sỹ đang làm việc tại khu vực nhà nƣớc là 3.619 DS, chiếm tỷ trọng 23,9%. Nhƣ vậy, đa số các dƣợc sỹ đang làm việc tại khu vực tƣ nhân, chiếm tới 76,1%.

Bảng 1.4. Phân bố dược sỹ tại Hà Nội và TPHCM năm 2010

Thành phố DS khu vực công Tổng DS

Hà Nội 268 3.359

TPHCM 292 3.956

Tổng 560 7.315

Nguồn: [3].(Số liệu năm 2010)

Hà Nội và TPHCM là 2 địa phƣơng có số dƣợc sỹ đang công tác nhiều nhất với tổng số 7.315 dƣợc sỹ, chiếm tỷ lệ 48,23% dƣợc sỹ cả nƣớc. Nếu tính theo

dân số thì đây cũng là nơi có mật độ DS cao nhất, lần lƣợt là 5,12 DS/10.000 dân (Hà Nội) và 5,35 DS/10.000 dân (TPHCM).

Chủ yếu các dƣợc sỹ của 2 thành phố này làm việc trong khu vực tƣ với 6.755 dƣợc sỹ, chiếm 92,34% tổng số dƣợc sỹ đang công tác tại đây và so với khu vực tƣ cả nƣớc thì chiếm hơn nửa (58,58%) tổng số dƣợc sỹ.

Bảng 1.5. Phân bố Dược sỹ theo cơ quan hành chính sự nghiệp năm 2010

STT Tên đơn vị Số đơn

vị Số DS đang làm việc Số DS/đơn vị 1 Ban Lãnh đạo Sở 63 33 0,52 2 Phòng Quản lý dƣợc 63 201 3,19 3 Phòng QLHNYDTN - 27 - 4 Thanh tra Dƣợc 63 61 0,97 5 Trung tâm KNDPMP 62 316 5,10 6 Đơn vị có cán bộ hƣởng lƣơng ngân sách - 8 - 7 Các đơn vị khác - 220 - Tổng cộng 866

Nguồn: [3]. (Số liệu năm 2010)

(-): Không có số liệu

Nhìn chung, số lƣợng dƣợc sỹ đang công tác trong cơ quan quản lý nhà nƣớc còn rất hạn chế. Có ít nhất 30 Sở Y tế mà ban giám đốc sở chƣa có dƣợc sỹ (trung bình 0,52 DS/đơn vị). Trung bình có khoảng 3,19 dƣợc sỹ làm việc tại một phòng quản lý dƣợc (hay phòng nghiệp vụ dƣợc), và 0,97 dƣợc sỹ làm việc trong đơn vị thanh tra của Sở Y tế. Đặc biệt, số dƣợc sỹ công tác tại phòng y tế quận/huyện/thị xã còn rất khiêm tốn, mới chỉ có 80 dƣợc sỹ trên tổng số 697 quận/huyện/thị xã (trung bình 0,11 ngƣời/đơn vị).

Trong lĩnh vực bệnh viện, công tác cán bộ còn nhiều bất cập, nguồn nhân lực là dƣợc sỹ còn hạn chế. Hiện nay số công trình nghiên cứu về thực trạng nhân lực dƣợc khá ít, hầu hết các nghiên cứu chủ yếu hƣớng tới nguồn nhân lực

Y tế nói chung trong đó có đề cập nhân lực dƣợc. Các báo cáo tổng kết của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dƣợc có đánh giá thực trạng nhân lực dƣợc và mới đƣa ra chỉ số nhân lực dƣợc nói chung [3], [11], [16],[33] .

Cho đến nay hiện chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào về thực trạng nhân lực dƣợc bệnh viện và nhu cầu nhân lực dƣợc ở lĩnh vực bệnh viện tại khu vực Tây Nguyên. Mặt khác theo báo cáo của các Sở Y tế thì tình trạng thiếu nhân lực dƣợc trong nhiều năm nay vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Thiếu nhân lực dƣợc trƣớc hết ở hệ thống quản lý hành chính; ở nông thôn, miền núi thì tình trạng thiếu dƣợc sỹ ở tất cả mọi khu vực, đặc biệt là tuyến huyện và tỉnh [11], [13] , [20].

Tổ chức mạng lƣới bệnh viện ở Việt Nam đƣợc phân theo các tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh và tuyến quận/huyện. Các báo cáo tổng kết của Bộ Y tế đều chỉ rõ thực trạng: quá tải bệnh viện xảy ra ở các tuyến trung ƣơng có xu hƣớng gia tăng, trang thiết bị thiếu, nhiều kỹ thuật y tế chƣa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt nhân lực y tế thiếu, mất cân đối [20].

Bảng 1.6. Phân bố dược sỹ tại các cơ sở y tế công lập năm 2010

STT Tên đơn vị Số đơn vị Số DS đang công tác DS/đơn vị 1 Bệnh viện TW 35 228 6,5 2 BVĐK tuyến tỉnh 63 358 5,9

3 BV chuyên khoa tuyến tỉnh 168 252 1,5

4 BVĐK quận, huyện 697 684 ~ 1,0

Tổng số 963 1522 1,6

Về trình độ nguồn nhân lực:

Bảng 1.7. Trình độ nhân lực dược qua các năm

Đơn vị tính: người

Trình độ NL dƣợc 2010 2011 2012

DS ĐH (kể cả DSSĐH) 5.600 5.800 10.300

DS TH 17.900 20.500 30.300

Dƣợc tá 7.200 6.600 7.500

Nguồn: Niên giám thống kê BYT 2013[23] Bảng 1.8. Phân bố nhân lực dược địa phương theo trình độ chuyên môn 2011

Khu vực DSĐH DSTH

(KTV)

Dƣợc tá

ĐB Sông Hồng 1099 2950 1833

Trung du & MN phía Bắc 489 2714 575

Bắc TB & duyên hải miền Trung 614 3298 981

Tây Nguyên 120 1007 146

Đông Nam bộ 563 2863 597

ĐBS Cửu Long 867 6425 593

Tổng số 3.752 19.257 4.725

Nguồn: Niên giám thống kê BYT 2012[23]

Nghiên cứu về thực trạng nhân lực dƣợc năm 2010 cho thấy số dƣợc sỹ công tác tại các bệnh viện còn khiêm tốn trung bình chỉ có 1,6 DS/BV. Dƣợc sỹ tập trung chủ yếu ở BVĐK trung ƣơng 6,5 DS/BV và BVĐK tuyến tỉnh 5,9 DS/BV, đặc biệt chƣa tới 1 DS/BVĐK quận/huyện (21). Điều đó có nghĩa là vẫn còn rất nhiều bệnh viện còn thiếu, thậm chí là không có DS [2] , [3], [4].

Năm 2004, một nghiên cứu về công tác đào tạo nhân lực dƣợc [1] đã đƣa ra phƣơng pháp tính toán nhu cầu nhân lực dƣợc tại tuyến địa phƣơng theo số liệu điều tra dựa trên công thức:

Trong đó:

A: Nhu cầu nhân lực dƣợc cả nƣớc

B: Nhu cầu nhân lực dƣợc ở các địa phƣơng điều tra C: Dân số cả nƣớc

D: Tổng số dân các địa phƣơng điều tra

Năm 2007, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành thông tƣ liên tịch 08/2007/TT- BNV-BYT hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc. Theo đó, cơ cấu nhân lực dƣợc đƣợc quy định thông qua tỷ lệ DS/BS là 1/8-15 và DS/DTC là 1/2-2,5 [8]. Năm 2010, cả nƣớc có 35.006 bác sỹ làm việc trong hệ thống bệnh viện, nhƣ vậy căn cứ theo TT08 thì cần từ 2.333 – 4.375 dƣợc sỹ bệnh viện. Tuy nhiên, số lƣợng dƣợc sỹ công tác tại bệnh viện chỉ có 1.650 dƣợc sỹ. Nhƣ vậy, năm 2010, theo đúng tỷ lệ biên chế quy định, nƣớc ta còn thiếu 683 – 2.725 dƣợc sỹ bệnh viện nữa.

Năm 2011, Bộ Y tế ban hành Thông tƣ 22/2011/TT- BYT Quy định tổ chức và hoạt động khoa dƣợc bệnh viện. Theo đó, tại khoa dƣợc bệnh viện, những nhiệm vụ bắt buộc yêu cầu dƣợc sỹ tối thiểu trình độ đại học đảm nhiệm bao gồm: trƣởng khoa dƣợc, nghiệp vụ dƣợc, pha chế thuốc (nếu có), dƣợc lâm sàng, thủ kho giữ thuốc gây nghiện và quản lý chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện. Còn lại những nhiệm vụ khác có thể phân công cho dƣợc sỹ trung cấp hoặc dƣợc tá đảm nhiệm [19]. Tuy nhiên, ở những bệnh viện hạng 3 hoặc không phân hạng, vị trí thủ kho thuốc gây nghiện và quản lý nhà thuốc bệnh viện có thể ủy quyền cho dƣợc sỹ trung cấp. Nhƣ vậy, mỗi bệnh viện cần tối thiểu 3-6 dƣợc sỹ. Với tổng số 1.062 bệnh viện (năm 2010), cả nƣớc cần khoảng 3.186 – 6.372 dƣợc sỹ. Để đáp ứng đƣợc chức năng, nhiệm vụ khoa dƣợc theo quy định của TT22, nƣớc ta còn cần bổ sung 1.536 – 4.722 dƣợc sỹ.

Mục tiêu của Chiến lƣợc quốc gia phát triển ngành dƣợc Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là phải phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý, bảo đảm đạt đƣợc 2 - 2,5 DS/10.000 dân vào năm 2020, tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực dƣợc đáp ứng yêu cầu phát triển ngành

dƣợc, chú trọng đào tạo phát triển dƣợc sỹ lâm sàng; thu hút đãi ngộ đối với cán bộ dƣợc công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo(41). Theo Bộ Y tế, đến năm 2015, mỗi năm cần đào tạo khoảng 1.337 dƣợc sỹ để thay cho số ngƣời về hƣu, chuyển nghề, và đáp ứng với yêu cầu ngày càng tăng [15].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực dược tại các cơ sở điều trị công lập khu vực tây nguyên (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)