trong hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT quận
3.3.4.1. Mục đích của biện pháp
- Giúp giảng viên và học viên tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại, từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học viên trong hoạt động học, giảng viên phát huy vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích học viên tham gia buổi học, khắc phục lối giảng dạy thuyết giảng, truyền thụ một chiều.
- Nâng cao chất lượng của các khóa đào tạo, bồi dưỡng về LLCT, nâng cao nhận thức cho học viên về sự cần thiết của việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo nội dung kiến thức lí luận vào giải quyết những vướng mắc trong các lĩnh vực, các trường hợp đang diễn ra trong thực tiễn của từng địa phương.
- Căn cứ vào đối tượng học viên tại Trung tâm BDCT quận chủ yếu là người lớn tuổi, đã có kinh nghiệm trong cuộc sống và công tác. Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ phù hợp với cách học của học viên, đồng thời giúp họ gắn kết được lí luận với thực tiễn và thực tiễn sẽ bổ sung, thúc đẩy nhận thức về lí luận sâu hơn, dễ dàng hơn.
- Triển khai được đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học nêu trên giúp cho giảng viên có thể nắm được những diễn biến tư tưởng cũng như quá trình phát triển của học viên. Khi đó học viên được coi là trung tâm, là người chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục; giảng viên trở thành người cố vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn học viên tìm kiếm hoặc thu thập thông tin, gợi mở xử lý những tình huống xảy ra trong thực tiễn. Hoạt động đó góp phần biến quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục
3.3.4.2. Nội dung biện pháp
- Căn cứ vào nội dung do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.
- Bổ sung những nội dung thực tế của địa phương.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng
3.3.4.3.Thực hiện biện pháp
- Bồi dưỡng kiến thức thực tiễn cho giảng viên đã trở thành chủ trương của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Việc thực hiện bằng nhiều con đường, biện pháp phong phú nhằm giúp cho
giảng viên tiếp cận được với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và cơ sở. Tiếp cận các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm được diễn biến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương, khu vực... nhằm làm cho bài giảng phong phú, sinh động.
- Trung tâm tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên tham gia vào các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho giảng viên.
- Cử các đồng chí giảng viên kiêm chức tham gia lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy do Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng tổ chức. Trung tâm đã mời các giảng viên có trình độ chuyên môn cao từ Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng tham gia giảng dạy tại một số lớp học, từ đó các giảng viên có điều kiện trao đổi bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy.
- Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục lý luận chính trị phải phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức và điều kiện thực tiễn ở mỗi cơ quan, đơn vị: Đổi mới nội dung chương trình phải đảm bảo tính thiết thực, góp phần nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức qua đó trang bị cho họ thế giới quan, phương pháp luận khoa học, trên cơ sở đó củng cố niềm tin vào Đảng Cộng sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, giúp cho cán bộ, đảng viên giữ vững bản lĩnh chính trị, quyết tâm đấu tranh chống lại mọi quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá Đảng và chế độ. Vì vậy, cần yêu cầu trong giảng dạy giảng viên phải bám sát nội dung chương trình, chú trọng liên hệ thực tiễn ở địa phương để người học dễ hiểu, dễ tiếp thu. Trong giảng dạy, nắm chắc mục đích yêu cầu của bài giảng, các đồng chí giảng viên sẽ nghiên cứu kết hợp hài hoà phương pháp truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực, mở rộng nội dung bài giảng trong giáo trình bằng việc bổ sung các nội dung có liên quan đến Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, chú trọng liên hệ sâu tình hình thực tế của địa phương để học viên dễ hiểu dễ tiếp thu như: tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, về các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, về giáo dục truyền thống, về kinh nghiệm xử lý các tình huống ở cơ sở… Những nội dung này sẽ giúp cho học viên nhận thức được việc bồi dưỡng là cần thiết đối với họ.
Giảng viên khi lên lớp đều có thái độ nghiêm túc, tôn trọng, gần gũi, thân thiện với học viên không căng thẳng khi giảng bài. Khuyến khích học viên phát
biểu chính kiến, nhận thức của bản thân về vấn đề trong nội dung học tập. Đối với các Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể, bồi dưỡng trưởng thôn đều có các buổi thực hành nghiệp vụ như: Tổ chức các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thể, xây dựng các bài tập tình huống giúp bài giảng luôn sinh động sâu sắc, khắc phục tình trạng nhàm chán, thụ động trong tiếp thu kiến thức, tạo tâm lý thoải mái ham học của học viên.
Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng ngoài việc phải làm tốt khâu xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng, cần xác định rõ mục tiêu của nội dung chương trình, nói rõ sau khi tham gia học chương trình bồi dưỡng này người học sẽ có thể làm được gì và mức độ đạt được như thế nào?
Chú trọng đổi mới phương pháp bồi dưỡng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác – Lênin cho cán bộ. Trước hết, Người lưu ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác – Lênin phải
phù hợp với đối tượng. Cách giảng giải cho người nghe, bao giờ Hồ Chí Minh cũng
xem xem người nghe là ai. Đọc lại tác phẩm Đường cách mệnh, chúng ta thấy toát lên mẫu mực tuyệt vời về phương pháp huấn luyện cho người học hiểu được về con đường cách mạng Việt Nam, phù hợp với đối tượng thanh niên trí thức Việt Nam yêu nước khi mới bắt đầu tiếp xúc với con đường cách mạng vô sản.
Hồ Chí Minh thường hay phê bình việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách không thiết thực do không chú ý phù hợp đối tượng.
Ở góc độ quản lý, lãnh đạo Trung tâm phải căn cứ vào quy mô lớp học, số lượng học viên, mặt bằng trình độ của học viên để lựa chọn mời giảng viên phù hợp: luôn nhắc nhở giảng viên phải quan tâm: giảng bài đó cho ai? Mục đích gì? Yêu cầu ra sao..? để lựa chọn phương pháp; nếu có điều kiện tổ chức cho giảng viên tham gia bồi dưỡng tập huấn; trao đổi phương pháp giảng dạy, đúc kết kinh nghiệm. Định hướng cho các giảng viên biết kết hợp hài hòa giữa phương pháp giảng dạy thuyết trình truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại (thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề…); tăng thời lượng trao đổi, đối thoại giữa giảng viên và học viên về những vấn đề còn băn khoăn, trăn trở hoặc những vấn đề về xử lý tình huống ở cơ sở; tăng thời lượng tham quan, học tập thực tế; sử dụng hài hòa các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn vào giảng dạy và học tập, giúp cho quá trình tiếp
thu kiến thức của học viên được dễ dàng và sâu sắc hơn. Thông qua các phương tiện hỗ trợ dạy và học hiện đại, kích thích sự ham muốn học tập, nghiên cứu của học viên. Đồng thời bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên nhằm tổ chức, dẫn dắt tập thể lớp học và từng cá nhân tự tìm đến tri thức cần thiết cho họ.
Trung tâm BDCT cần mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học, giáo dục, văn hóa, chính trị, kinh tế để góp phần nâng cao kiến thức thực tế, mối quan hệ công tác; coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, định kỳ bố trí tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm công việc bồi dưỡng cả trong và ngoài nước cho cán bộ lãnh đạo, giảng viên của Trung tâm để họ có điều kiện học hỏi, tiếp nhận cái mới.
Đặc thù của bộ môn lý luận Mác - Lênin đòi hỏi công tác giáo dục, bồi dưỡng phải gắn với việc giải đáp những vấn đề phức tạp và mâu thuẫn của thực tế. Vì vậy công tác giảng dạy và học tập phải được thay đổi để đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn. Chủ nghĩa Mác - Lênin mang bản chất khoa học và cách mạng, nghĩa là nó không những chỉ ra những quy luật vận động của xã hội mà còn có tác dụng hướng dẫn hành động cho con người theo đúng những quy luật đó. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình. Trong học tập lý luận Mác – Lênin, việc chống lại bệnh giáo điều và chống lại bệnh xa rời những nguyên lý cơ bản của lý luận đó là hai điều cần chú ý như nhau. Học lý luận cốt để áp dụng vào thực tế, không nên biến lý luận Mác – Lênin thành những công thức; học lý luận không phải vì lý luận. Vì vậy, phương pháp dạy học nêu vấn đề tạo ra khả năng tốt nhất để công tác giảng dạy LLCT gắn bó chặt chẽ với đời sống, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để dạy học nêu vấn đề có kết quả, cần phải có quá trình chuẩn bị rất công phu; xác định tính chất, tình huống có vấn đề của bài giảng; điều tra trình độ của học viên để chọn phương án tạo ra tình huống cho bài giảng. Để vận dụng được phương pháp này, giảng viên cần chú ý đến một số yêu cầu sau:
+ Có thể yêu cầu học viên tìm hiểu trước các hiện tượng và sự kiện của đời sống, từ đó đề nghị họ vận dụng những tri thức lý luận Mác - Lênin để giải thích bản chất của các hiện tượng đó.
+ Có thể đặt các câu hỏi nêu vấn đề trên cơ sở lựa chọn một số luận điểm, kiến thức trong bài giảng, gắn nó với các hiện tượng của đời sống hiện thực tại địa phương để cắt nghĩa, lý giải.
+ Có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề trên cơ sở nội dung cơ bản của bài giảng, đòi hỏi học viên phải vận dụng kiến thức, trình độ lý luận hiện có, tham khảo tài liệu để trả lời.
+ Có thể so sánh, đối chiếu những hiện tượng hoặc ý kiến mâu thuẫn nhau cần phải làm rõ để đi đến kết luận đúng đắn, đối chiếu quan niệm thông thường với quan niệm khoa học về một sự vật, hiện tượng.
Về đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị ngoài việc đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống thì còn phải căn cứ vào trình độ của người học, theo đó đối với học viên các lớp bồi dưỡng LLCT cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, khuyến khích sự chủ động, phối hợp giữa người dạy và người học, tạo ra không khí học tập sôi nổi, tăng cường thời gian thảo luận. Để có một bài giảng lý luận chính trị hấp dẫn, thực sự nâng cao được nhận thức cho người học, đòi hỏi người giảng viên phải nắm vững lý luận có kiến thức sâu rộng, am hiểu tình hình thực tế địa phương, có phương pháp sư phạm tốt và có nhiều kinh nghiệm.
Chỉ đạo giảng viên vận dụng các phương pháp dạy và học tích cực. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tích cực là lấy người học làm trung tâm. Học viên phải trở thành người chủ động tiếp thu tri thức, chứ không phải bị động, thầy giảng trò ghi. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ tránh lối học thuộc lòng từng câu chữ, hiểu một cách máy móc lý luận Mác – Lênin, bởi vì lý luận Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, nó đầy tính sáng tạo. Hồ Chí Minh cho rằng, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng vào trong thực tế. Vấn đề là ở chỗ, phải tìm hiểu bản chất của các quan điểm Mác – Lênin và vận dụng vào hoàn cảnh từng lúc, từng nơi. Trong học tập theo phương pháp tích cực, giảng viên cần hướng dẫn học viên liên hệ để phân tích những vấn đề thực tiễn, nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do
tư tưởng. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn”.
Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển của kinh tế tri thức, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn sau đây: khối lượng tri thức cần chuyển tải đến người học thực sự là khổng lồ nhưng khung thời gian, thời lượng cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có hạn. Các tri thức luôn luôn mở và phát triển đến chóng mặt, kể cả những tri thức lý luận Mác – Lênin hiện đại cũng vậy. Để giải quyết tình trạng trên, cần phải cải tiến phương pháp dạy và học. Cần giới thiệu những vấn đề cơ bản, những phương pháp học tập, nghiên cứu cho học viên để họ tìm đọc tài liệu cần thiết, mở mang thêm tri thức. Phải tạo điều kiện tốt nhất cho học viên say mê nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ, tranh luận, thảo luận xử lý tình huống, tránh học chay.
Cần quán triệt và nâng cao tính tự giác học tập lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức: Đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao trình độ lý luận rất hữu ích đối với hoạt động công tác và xem đó là nhiệm vụ bắt buộc cũng như nhu cầu của bản thân nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết. Trên cơ sở đó, nhằm củng cố, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản thân không dao động, thoái hoá, biến chất trước tác động tiêu cực của cơ chế thị trường; cần thấy được vai trò của lý luận chính trị đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý là vấn đề rất cần thiết không thể thiếu được; trong quá trình học tập phải biết vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác, qua đó tổng kết rút kinh nghiệm và khái quát nó lại bổ sung, phát triển lý luận. Học tập lý luận chính trị phải kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng học cốt để lấy bằng, lấy “mác” để lên lương, thăng chức,…
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cấp ủy quận, lãnh đạo Trung tâm phải nâng cao nhận thức đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập LLCT để chỉ đạo và quán triệt đến đội ngũ giảng viên, học viên tham gia giảng dạy và học tập tại Trung tâm.
- Lãnh đạo các cấp thành phố, quận, tạo điều kiện cung cấp phương tiện, kỹ thuật hiện đại cho hoạt động dạy học tại Trung tâm; mở lớp tập huấn cho đội ngũ giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức; biên soạn các tài liệu giảng dạy