Thực trạng quản lý học viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 68 - 71)

Chất lượng của các lớp bồi dưỡng tại Trung tâm có ý nghĩa rất quan trọng, đó là góp phần cho sự phát triển vững mạnh của các tổ chức Đảng, chính quyền ở cơ sở cũng như ở cấp huyện. Nhận thức rõ tầm quan trọng trên, Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo Trung tâm thực hiện công tác tổ chức và quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng đúng quy trình, cụ thể:

2.3.4.1. Quy trình thủ tục

a) Các thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng

Trung tâm đã thực hiện đúng quy trình tổ chức lớp học như: - Ra quyết định mở lớp

- Lập dự trù kinh phí

- Xây dựng và gửi thông báo chiêu sinh - Lên lịch và bố trí giảng viên

- Chuẩn bị khai giảng

- Tổ chức đón tiếp học viên nhập học

b) Công tác trực tiếp quản lý lớp học

Công tác quản lý lớp học của Trung tâm được tiến hành bài bản, chặt chẽ. Mỗi lớp học, Trung tâm cử giáo vụ làm công tác chủ nhiệm theo dõi và quản lý lớp học từ đầu đến kết thúc khóa học. Trong hoạt động này Trung tâm đã chú ý tới một số nội dung sau:

- Xây dựng bộ máy hoạt động của lớp.

- Theo dõi kiểm tra sự chuyên cần của học viên.

- Theo dõi, chuẩn bị và tổ chức kiểm tra, viết thu hoạch.

- Chuẩn bị và cấp chứng chỉ cho những học viên đạt yêu cầu của khóa học. - Đánh giá kết quả khóa học.

- Chuẩn bị và tổ chức bế giảng khóa học.

- Hoàn thiện hồ sơ lớp học nộp cho bộ phận lưu trữ.

c) Tiến hành thanh quyết toán sau khi kết thúc khóa học

- Rà soát lại tất cả các khoản thu

- Kiểm tra lại tất cả các khoản chi đúng chế độ quy định của Nhà nước. - Hoàn thiện tất cả các chứng từ hợp pháp để quyết toán.

d) Quan hệ giữa cơ sở bồi dưỡng và học viên

Sau khi lớp học kết thúc, học viên trở về cơ sở, người làm công tác quản lý lớp học cần giữ mối liên hệ thường xuyên với các học viên (thông qua cuốn kỷ yếu hay địa chỉ lưu lại). Việc liên hệ thường xuyên với học viên giúp cho cơ quan tổ chức thực hiện có nhiều thông tin bổ ích nhằm tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.

Nhìn chung, công tác quản lý các khóa bồi dưỡng trong những năm qua được Trung tâm thực hiện tương đối tốt, không để lại bức xúc hay sai sót khiếu kiện. Tuy nhiên cũng cần hoàn thiện công tác này ở 2 khâu: nắm sĩ số học viên hàng ngày và số học viên có đủ điều kiện để dự kiểm tra, xét khen thưởng và cấp chứng chỉ

2.3.4.2. Kết quả bồi dưỡng

Từ năm 2008 đến 2015, trên địa bàn quận đã mở 312 lớp với 35903 lượt học viên. Trong đó có:

+ Lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng: 16 lớp với 1266 học viên

+ Lớp bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới: 15 lớp với 816 học viên + Lớp bồi dưỡng cấp ủy và bí thư chi bộ 9 lớp với 1078 học viên + BD LLCT cho khối Đảng: 45 lớp với 5.826 lượt học viên + BD LLCT cho khối Đoàn thể: 65 lớp với 9.246 lượt học viên + Lớp học các nghị quyết của Đảng: 23 lớp với 2.301 học viên + Lớp bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh: 15 lớp với 1.759 học viên + Lớp bồi dưỡng giáo dục đạo đức mới: 10 lớp với 653 học viên + Bồi dưỡng các chuyên đề khác: 19 lớp với 2.068 học viên + Hội nghị báo cáo viên: 94 lớp với 10.787 học viên

Ngoài ra, Trung tâm có phối hợp mở lớp đào tạo hệ Trung cấp LLCT- HC (hệ tại chức): 01 lớp với 103 học viên.

Quận ủy cũng đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT và QLNN tại Trường Tô Hiệu Hải Phòng về QLNN ngạch chuyên viên.

Biểu đồ 2.2. Số lớp trong năm

Biểu đồ 2.3. Số học viên trong năm

Qua biểu đồ 2.2 và biểu đồ 2.3 cho thấy số lớp và số học viên không đồng đều ở các năm. Số lượng lớp trong mỗi năm theo kế hoạch xây dựng và phê duyệt của Thường trực Quận ủy, Ban Tổ chức Thành ủy. Biểu đồ 2.3. cho thấy số học viên tăng lên ở những năm sau. Điều đó cho thấy, sự phát triển về tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ quận và nhu cầu cấp thiết trong đào tạo, bồi dưỡng LLCT của cán bộ, đảng viên ở Quận Dương Kinh.

Công tác quản lý học viên tại lớp có ý nghĩa quan trọng, một mặt giúp cho học viên tham gia học đầy đủ nội dung của chương trình, mặt khác tạo tâm lý giảng dạy hứng thú cho giảng viên, để giáo viên chủ nhiệm lớp và khoa chuyên môn đánh giá chính xác ý thức của học viên khi xét điều kiện kiểm tra, thi hết môn học hoặc xếp loại ý thức học tập cuối khóa của học viên.

Hiện nay, cơ bản công tác quản lý học viên học trên lớp ở Trung tâm đã được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao. Hạn chế đó không chỉ do tính tự giác của học viên chưa cao mà còn do hạn chế trong công tác quản lý của các chủ thể quản lý bao gồm: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giảng viên tham gia giảng dạy ở các môn học, cán bộ lớp vv... Trong công tác quản lý lớp học, chức trách nhiệm vụ của mỗi chủ thể quản lý khác nhau, song việc phối hợp với nhau như thế nào trong công tác quản lý có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lý học viên học tập trên lớp nói riêng và cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng nói chung. Thực tế hiện nay, công tác quản lý học viên học tập trên lớp thường được coi là nhiệm vụ chủ yếu, trách nhiệm chính của giáo viên chủ nhiệm lớp, chưa có sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, giảng viên và cán bộ lớp, giảng viên chưa xác định đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý học viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w