Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 61 - 66)

2.3.2.1. Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng * Khảo sát về việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng

Phương pháp giáo dục lý luận chính trị là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Do đó trong quá trình giáo dục lý luận chính trị phải hết sức coi trọng đổi mới PP giáo dục.

Lựa chọn PP bồi dưỡng có tác dụng quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, vì vậy việc lựa chọn PP bồi dưỡng cần:

+ Hướng vào phát triển năng lực cho học viên trong thời kỳ đổi mới đảm bảo yêu cầu năng động, chủ động trong hoạt động.

+ Hướng vào hoạt động của người học. + Hướng vào mục tiêu bồi dưỡng.

+ Chú ý đến một số đặc điểm học tập của người lớn.

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng LLCT thì các cấp quản lý phải yêu cầu, hướng dẫn và giám sát giảng viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp học viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác. Song hiện nay, vấn đề này chưa được chú trọng. Chủ yếu cách thức bồi dưỡng được tiến hành như sau: nghe giảng lý thuyết là chính, sau đó viết thu hoạch. Việc tổ chức cho học viên nghiên cứu thực tế chưa nhiều. PP thảo luận theo nhóm rất phù hợp cho các lớp bồi dưỡng, nhưng chưa được chỉ đạo sử dụng nhiều. Việc chia nhóm để thảo luận cũng là chia một cách ngẫu nhiên, chứ không theo đặc điểm cá biệt của học viên. Do vậy, hiệu quả các chương trình bồi dưỡng chưa cao.

Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 150 học viên về các PP bồi dưỡng đã được sử dụng và kết quả thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến của 150 học viên về mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến

lựa chọn mức độ sử dụng các PP bồi dưỡng)

Thường xuyên: TX; Đôi khi: ĐK; Không bao giờ: KBG

STT Phương pháp dạy học Mức độ TX (%) ĐK (%) KBG (%)

1 Giảng viên hướng dẫn học viên nắm chắc kiến thức 80 20 0 2 Giảng viên hướng dẫn thảo luận những nội dung cơ

bản có liên hệ với thực tế công việc của học viên

40 50 10

3 Tăng thời lượng cho học viên tham gia nghiên cứu thực tế

20 30 50

4 Tổ chức cho học viên thuyết trình trước lớp, dạy học nêu vấn đề, viết bài thu hoạch

30 50 20

5 Giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình 80 20 0 6 Giảng viên sử dụng thiết bị, phương tiện hiện đại 20 60 20

trong dạy học mang lại hiệu quả thiết thực

Qua kết quả ở bảng 2.3 chúng ta nhận thấy, PP dạy học tích cực như: Giảng viên hướng dẫn thảo luận những nội dung cơ bản có liên hệ với thực tế công việc của học viên, tăng thời lượng cho học viên tham gia nghiên cứu thực tế, tổ chức cho học viên thuyết trình trước lớp, dạy học nêu vấn đề, viết bài thu hoạch chưa được sử dụng nhiều. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế

* Khảo sát về việc quản lý các phương pháp bồi dưỡng

Công tác quản lý PP bồi dưỡng có những bất cập và điều này được thể hiện bảng 2.4

Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên về mức độ sử dụng các biện pháp quản lý PP bồi dưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn

mức độ sử dụng các biện pháp quản lý PP bồi dưỡng)

STT Biện pháp quản lý phương pháp bồi dưỡng Mức độ sử dụng Thường xuyên (%) Đôi khi (%) Không bao giờ (%)

1 Ban giám đốc Trung tâm hướng dẫn các giảng viên thực hiện quy trình bồi dưỡng: Giảm thời lượng lý thuyết; tăng thời lượng thảo luận theo nhóm, tham quan thực tế

40 60 0

2 Ban giám đốc Trung tâm chỉ đạo giảng viên đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng tăng cường giúp học viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

47 53 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Ban giám đốc Trung tâm tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích giảng viên học tập bồi dưỡng (tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, chế độ sử dụng sau học tập)

50 50 0

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số biện pháp quản lý quan trọng có tác dụng thúc đẩy việc bồi dưỡng lại chưa được sử dụng thường xuyên. Ví dụ: Giảm thời lượng lý thuyết; tăng thời lượng thảo luận theo nhóm, tham quan thực tế; giúp học viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

* Căn cứ vào thời gian bồi dưỡng thì trong những năm vừa qua Trung tâm đã áp dụng các hình thức bồi dưỡng chủ yếu sau:

+ Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn: Đây là hình thức được áp dụng chủ yếu ở Trung tâm BDCT quận Dương Kinh.

Đặc trưng của loại hình này là thời gian đào tạo bồi dưỡng của các khóa học dưới 1 năm, áp dụng cho phần lớn các khóa học như: Bồi dưỡng kết nạp đảng (5 ngày); Bồi dưỡng đảng viên mới (6-8 ngày); Bồi dưỡng công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở (4-5 ngày); Bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho khối đoàn thể, công tác tuyên giáo, công tác văn phòng ở cơ sở (3-5 ngày); cập nhật kiến thức mới về chính trị, kinh tế- xã hội (3-5 ngày).

+ ĐTBD tại chức: Học viên được ĐT tập trung theo kỳ trong năm hoặc học một số buổi trong tuần, tháng,… Hình thức này áp dụng đối với các khóa bồi dưỡng mà học viên không có điều kiện để học tập trung ở Trường chính trị Tô Hiệu Hải Phòng như đào tạo Trung cấp LLCT – Hành chính.

+ Bồi dưỡng trực tiếp: đặc trưng của hình thức bồi dưỡng này là học viên được tiếp cận trực tiếp với giảng viên, lớp học được tổ chức tập trung. Ưu điểm là có thể đối thoại và cùng nhau giải quyết vấn đề. Bồi dưỡng trực tiếp được áp dụng cho các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng và nghiệp vụ công tác khối đoàn thể ở cơ sở.

*Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng, Trung tâm tổ chức hoạt động bồi dưỡng LLCT theo 2 hình thức:

Bồi dưỡng theo chuyên đề, gồm: - Bồi dưỡng thường xuyên:

+ Kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. +Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng và các văn kiện của Đảng. + Kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, quản lý nhà nước và hành chính nhà nước.

+ Một số nội dung về giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. + Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước. Nội dung bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm theo chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng,

đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác ở cơ sở.

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chính trị, kinh tế- xã hội của cả nước và địa phương: Nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên nắm bắt được những định hướng, những đổi mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện để từ đó có được những hiểu biết sâu rộng hơn đáp ứng được yêu cầu công tác tại cơ sở. Đồng thời góp phần kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Đảng, chính quyền ở cơ sở, thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Bồi dưỡng theo chức danh, nhiệm vụ. Đối tượng bồi dưỡng LLCT của Trung tâm hiện nay gồm:

- Quần chúng ưu tú của các chi bộ, đảng bộ cơ sở thuộc Đảng bộ quận giới thiệu tham gia bồi dưỡng lớp đối tượng kết nạp Đảng.

- Đảng viên dự bị 12 tháng của các chi bộ, đảng bộ cơ sở thuộc Đảng bộ quận cử đi học lớp bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới.

- Các đồng chí là bí thư, phó bí thư và ủy viên các chi bộ thuộc Đảng bộ quận được cử đi tham gia lớp bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở.

- Cán bộ công tác ở các ban Đảng, chính quyền, khối đoàn thể cơ sở hàng năm được bồi dưỡng về LLCT và nghiệp vụ.

- Cán bộ đối tượng 3,4 thuộc diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý.

Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý hình thức bồi dưỡng LLCT ở Trung tâm còn có những bất cập như:

- Chưa tạo điều kiện cho học viên lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp bản thân.

- Thời gian một khóa học còn dài vì nội dung có những chỗ trùng lặp ở nhiều chương trình, khiến học viên phải học đi học lại một nội dung nếu họ kiêm nhiệm mấy chức vụ.

- Vì các lớp học bồi dưỡng đều bắt buộc học ở Trung tâm nên học viên mất thời gian đi lại nhiều.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 61 - 66)