Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 106 - 114)

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn địa phương về đề tài nâng cao chất lượng bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tôi đã trưng cầu ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng để khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

* Quy trình khảo nghiệm

Bước 1: Xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu

Có 100% số phiếu trưng cầu đều ghi đầy đủ ý kiến. Kết quả khảo sát đánh giá theo 3 mức độ:

- Tính cần thiết: Không cần thiết: 1 điểm, ít cần thiết: 2 điểm, cần thiết: 3 điểm. Giá trị trung bình làX

- Tính khả thi: Không khả thi: 1 điểm, ít khả thi: 2 điểm, khả thi: 3 điểm. Giá trị trung bình là Y

Tác giả đã xin ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp, kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất (Lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên)

STT Biện pháp

Số lượng người cho điểm Điểm trung bình

Thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm

1 Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp đối với hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận trong giai đoạn hiện nay theo hướng hiệu quả, thiết thực

2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm

0 10 40 2,8 2

3 Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm

0 5 45 2,9 1

4 Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học trong hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên.

0 24 26 2,52 6

5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên

0 20 30 2,6 4

6 Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên về giảng dạy chương trình bồi dưỡng LLCT theo phương pháp tiếp cận mới

0 21 29 2,58 5

7 Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công cụ và phương tiện dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm

0 27 23 2,06 7

Nhận xét: Trong 7 biện pháp đề xuất quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho

các biện pháp đều rất cần thiết. Mức độ điểm giữa các biện pháp không có sự chênh lệch lớn. Trong đó biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là biện pháp: Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm với điểm trung bình là = 2,9; thấp hơn biện pháp này là biện pháp: “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm”, với số điểm được đánh giá là 2,8. Biện pháp: “Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp đối với hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận trong giai đoạn hiện nay theo hướng hiệu quả, thiết thực” đứng ở vị trí thứ 3. Đứng thứ 4 là biện pháp: “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên. Biện pháp Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên về giảng dạy chương trình bồi dưỡng LLCT theo phương pháp tiếp cận mới đạt 2,58 điểm, tiếp đó là biện pháp “Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học trong hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên”. Biện pháp có điểm đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất là biện pháp: “Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công cụ và phương tiện dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm” với số điểm đánh giá là 2,06.

Mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng LLCT ở Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng đã đề xuất tương đối đồng đều. Điều đó khẳng định để quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng đạt hiệu quả cần phải phối hợp cả 7 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, chúng ta sẽ bổ trợ cho nhau.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất (Lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên)

STT Biện pháp

Số lượng người cho điểm Điểm trung bình

Thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm

1 Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp đối với hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận trong giai đoạn hiện nay theo hướng hiệu quả, thiết thực

0 6 44 2.88 1

2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm

0 12 38 2.76 2

3 Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm

0 15 35 2.7 3

4 Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học trong hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên.

0 28 22 2.44 7

5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên

0 17 33 2.66 4

6 Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên về giảng dạy chương trình bồi dưỡng LLCT theo phương pháp tiếp cận mới

0 27 23 2.46 6

7 Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công

cụ và phương tiện dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm

Nhận xét:

Kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy, tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho học viên ở Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng. Trong đó biện pháp được đánh giá khả thi nhất là biện pháp: “Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp đối với hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận trong giai đoạn hiện nay theo hướng hiệu quả, thiết thực”, với điểm trung bình là = 2,88. Biện pháp được đánh giá khả thi thứ 2 là: “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm”, với 2,76 điểm. Tiếp đó là biện pháp: “Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm”. Đứng ở mức độ khả thi số 5 là biện pháp: “Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công cụ và phương tiện dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm. Sau đó là biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên về giảng dạy chương trình bồi dưỡng LLCT theo phương pháp tiếp cận mới” với điểm số là 2,46 điểm. Biện pháp có tính khả thi thấp nhất là: “Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học trong hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên” đạt 2,44 điểm.

Kết quả cho thấy có sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi. Các biện pháp có tính cần thiết thì đồng thời cũng là các biện pháp khả thi. Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi theo công thức:

r = 1 - ( 1) 6 2 2 − ∑ N N D

Trong đó: r là hệ số tương quan

N là số các biện pháp quản lý đề xuất, N = 7

Quy ước: Nếu r>0 là tương quan thuận, nếu r<0 là tương quan nghịch, nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ, nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.

Để tìm được hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng là tính cần thiết và tính khả thi, ta dựa vào thứ bậc của từng biện pháp giáo dục trong hai đại lượng tính cần thiết và tính khả thi. Gọi X là xếp hạng của các biện pháp theo tính cần thiết, Y là xếp hạng của các biện pháp theo tính khả thi.

Khi đó, giá trị =

Để xác định hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ta lập bảng tính như sau:

Bảng 3.3. Xác định hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT cho học viên ở Trung tâm BDCT

Quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng

Biện pháp Điểm tínhcần thiết Thứbậc (X) Điểmtính khả thi

Thứ bậc (Y)

Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp đối với hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận trong giai đoạn hiện nay theo hướng hiệu quả, thiết thực

2.76 3 2.88 1 4

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm

2.8 2 2.76 2 0

Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm

2.9 1 2.7 3

4 Đổi mới nội dung, chương trình

và phương pháp dạy học trong hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT quận. Đổi

2.52 6 2.44 7

mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên.

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên

2.6 4 2.66 4 0

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên về giảng dạy chương trình bồi dưỡng LLCT theo phương pháp tiếp cận mới

2.58 5 2.46 6

1

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công cụ và phương tiện dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm

2.06 7 2.5 5 4

Tổng: 14 Thay các giá trị vào công thức trên ta có : r = 1- = 0,75

Với hệ số tương quan r = 0,75 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.

Như vậy, các biện pháp đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, từ cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi duỡng cho học viên tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, tác giả đã đề xuất và tập trung phân tích 7 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Dương Kinh. Biện pháp mà tác giả nêu ra có sự kế thừa một số biện pháp quản lý đã thực hiện tốt, có hiệu quả trước đây; đồng thời có những biện pháp có sự đổi mới đưa ra làm phong phú thêm và phù hợp với đòi hỏi của

thực tiễn, nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu ở chương 2. Các biện pháp đã được khảo sát phân tích và đánh giá nghiêm túc. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cầp thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn, đồng thời góp phần định hướng cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cho học viên tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w