Phương pháp nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 55)

2.2.4.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phiếu điều tra về thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh (xem Phiếu số 1, số 2 ở phần phụ lục).

2.2.4.2. Phương pháp quan sát khi dự giờ của giảng viên 2.2.4.3. Xem giáo án của giảng viên

2.1.4.4. Phương pháp hồi cứu tư liệu: nghiên cứu các chương trình bồi dưỡng

LLCT, các bài kiểm tra kết thúc chương trình, các thu hoạch thực tế của học viên. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT của Trung tâm BDCT Quận

Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng

Kết quả nghiên cứu thực trạng được thể hiện như sau:

2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT2.3.1.1. Thực trạng quản lý xác định mục tiêu bồi dưỡng 2.3.1.1. Thực trạng quản lý xác định mục tiêu bồi dưỡng

Kết quả lấy ý kiến 150 học viên của Trung tâm BDCT về mục tiêu tham gia lớp bồi dưỡng LLCT như sau:

Bảng 2.1. Kết quả thăm dò ý kiến của 150 học viên về việc xác định mục tiêu tham gia lớp bồi dưỡng

STT Mục tiêu Số phiếu

lựa chọn

Tỉ lệ %

1 Đổi mới tư duy 15 10 2 Nâng cao nhận thức của người học và cấp ủy 30 20

3 Nâng cao bằng cấp 0 0

4 Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ đảng viên

Như vậy, hầu hết các học viên đã xác định đúng đắn mục tiêu khi tham gia lớp bồi dưỡng LLCT là học để đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức.

Trong công tác quản lý, việc xây dựng mục tiêu đúng là việc làm rất quan trọng, nó định hướng cho toàn bộ hoạt động của tổ chức. Cũng như vậy, để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT đạt hiệu quả thì việc trước tiên cần làm là chỉ đạo xây dựng đúng mục tiêu bồi dưỡng. Muốn vậy, nhà quản lý phải xây dựng mục tiêu dựa trên việc xác định khoảng thiếu hụt giữa các kiến thức, kỹ năng cần có của học viên với những kiến thức, kỹ năng hiện có của họ. Về công tác quản lý xác định mục tiêu bồi dưỡng, tác giả cũng tiến hành lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý, giảng viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm. Về cơ bản, 25 ý kiến (chiếm 50%) cho rằng Trung tâm xác định mục tiêu bồi dưỡng phù hợp với hướng dẫn của Ban Tuyên giáo và đã khảo sát những đặc điểm của học viên về trình độ, vốn kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm nghề nghiệp, nhu cầu và điều kiện học tập để xác định mục tiêu bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng. Tuy nhiên, còn 50% ý kiến nhận định công việc này còn làm qua loa, chiếu lệ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển cán bộ, đảng viên, các đơn vị cơ sở chưa phân tích, thống kê để xác định được cán bộ, đảng viên cần đào tạo, bồi dưỡng gì và vào thời gian nào? Do vậy đã có sự chồng chéo về thời gian nên đối tượng được cử đi đào tạo bồi dưỡng đã không tham gia đầy đủ hoặc phải bỏ lớp học và việc xác định mục tiêu bồi dưỡng cũng gặp khó khăn, ví dụ như mục tiêu bồi dưỡng chưa sát với công tác phát triển, quy hoạch cán bộ ở cơ sở, có lúc chưa đúng đối tượng nên chưa thực sự gắn việc bồi dưỡng với sử dụng.

2.3.1.2.Thực trạng quản lý nội dung chương trình và phát triển các chương trình

Ban giám đốc Trung tâm xây dựng nội dung bồi dưỡng căn cứ kế hoạch của cấp trên và nhu cầu thực tế của học viên. Trong những năm qua, Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh đã xây dựng được một số chương trình bồi dưỡng như:

* Chương trình Bồi dưỡng LLCT dành cho lớp đối tượng kết nạp Đảng

Mục đích của chương trình nhằm giúp những người có nguyện vọng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam qua học tập, nghiên cứu hiểu được: tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nắm được những nội dung cơ bản của

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và phương hướng phấn đấu để trở thành đảng viên. Trên cơ sở đó, mỗi người xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn, tích cực rèn luyện và phấn đấu để trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo quy định thì chương trình có 5 bài trong cuốn “Tài liệu học tập LLCT dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng” (Sửa chữa, bổ sung theo Văn kiện Đại hội XI của Đảng) do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và được thực hiện trong thời gian 5 ngày, trong đó:

- Giảng 5 bài (mỗi bài 1 buổi, riêng bài 2 là 2 buổi): 3 ngày - Trao đổi thảo luận: 0,5 ngày - Tham quan, học tập thực tế 0,5 ngày - Hệ thống, giải đáp thắc mắc: 0,5 ngày - Viết thu hoạch, tổng kết: 0,5 ngày

Trung tâm đã mạnh dạn xây dựng chương trình học theo khung thời gian 5 ngày như sau:

- Lên lớp giảng bài: 2,5 ngày

- Tham quan, học tập thực tế trong và ngoài quận: 1,5 ngày - Thảo luận, giải đáp thắc mắc: 0,5 ngày

- Viết thu hoạch, tổng kết: 0,5 ngày.

* Chương trình bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới

Chương trình bồi dưỡng này nhằm mục đích giúp các đồng chí đảng viên mới nắm được những kiến thức cơ bản, cốt lõi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nhiệm vụ của người đảng viên. Trên cơ sở đó từng đảng viên mới xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để trở thành đảng viên chính thức, xứng đáng danh hiệu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương trình gồm 9 bài trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng LLCT dành cho

đảng viên mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, đã được cập nhật theo

tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011.

Trên cơ sở hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới của Ban Tuyên giáo Trung ương theo hướng mở, Trung tâm đã xây dựng khung thời gian chương trình 7 ngày như sau:

- Lên lớp 9 bài: 4,5 ngày

- Tham quan, học tập thực tế: 1,5 ngày - Trao đổi, giải đáp thắc mắc: 0,5 ngày - Viết thu hoạch, tổng kết: 0,5 ngày

Việc xây dựng khung chương trình bồi dưỡng như vậy đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả giảng viên và học viên.

* Chương trình bồi dưỡng công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở

Trong hệ thống cơ cấu tổ chức đảng của Đảng ta thì tổ chức cơ sở đảng đóng vai trò rất quan trọng ở địa phương, cơ sở. Thực tế cho thấy tổ chức cơ sở đảng vững mạnh phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo của cấp ủy cơ sở và bí thư chi bộ. Trong những năm gần đây, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cần phải chú trọng đến việc bồi dưỡng LLCT cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở.

Chương trình bồi dưỡng những vấn đề về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, nội dung cơ bản về phương pháp lãnh đạo và công tác xây dựng đảng của chi bộ, đảng bộ cơ sở; giúp cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở đảng vận dụng thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ. Góp phần xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ mới; Bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, trên cơ sở đó nắm vững chức năng, nhiệm vụ của chi ủy và công tác của bí thư chi bộ trong tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ và công tác xây dựng chi bộ trong thời kỳ mới; Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng, nội dung và phương thức tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật và công tác vận động nhân dân của chi bộ, đảng bộ cơ sở; Bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp công tác cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ và tiến hành các nội dung công tác xây dựng chi bộ trong sạch, vững

mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Chương trình thực hiện theo 6 bài trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, xuất bản năm 2012.

Trên cơ sở chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn, Trung tâm đã xây dựng thời gian thực hiện chương trình trong 5 ngày như sau:

- Giảng 6 bài: 2,5 ngày

- Tham quan, thực tế: 1,5 ngày - Thảo luận, giải đáp: 0,5 ngày - Viết thu hoạch: 0,5 ngày

Khung thời gian này đã tăng lên về số ngày đi học tập thực tế cho học viên ở các cơ sở làm tốt công tác xây dựng đảng.

* Thực hiện các chương trình lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dân: Chương

trình theo Tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và theo Hướng dẫn Công tác giáo dục lý luận chính trị hàng năm của Ban Tuyên giáo TW, Ban Tuyên giáo Thành ủy về nội dung với 6 chuyên đề không có gì thay đổi. Trong khi đó các chương trình tập huấn cho cán bộ đều có sự trùng lặp ở chuyên đề 1, 2, 3: Chuyên đề 1 “Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam”; Chuyên đề 2 ‘‘Đảng cộng sản Việt Nam - người tổ chức, lãnh đạo và là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam’’; Chuyên đề 3: ‘‘Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay’’; Các chuyên đề còn lại đi theo nội dung đặc trưng của mỗi đoàn thể.

Như vậy, nếu theo hướng dẫn của cấp trên về nội dung bồi dưỡng hàng năm, sẽ có sự trùng lặp về nội dung. Trong khi đó cán bộ cơ sở thường kiêm nghiệm chức danh, qua nhiều khóa (có đồng chí vừa là cán bộ làm công tác Mặt trận, vừa kiêm nghiệm công tác phụ nữ; có đồng chí vừa đảm nhiệm công tác Hội nông dân vừa kiêm nghiệm công tác Mặt trận hoặc kiêm nghiệm công tác phụ nữ…), điều

này sẽ khó cho việc tổ chức bồi dưỡng, vì chỉ một nội dung mà họ phải nghe nhiều lần, sẽ dẫn đến sự nhàm chán.

Từ thực tế trên, Trung tâm và đơn vị phối quản đã mạnh dạn cải tiến về nội dung tập huấn. Các chuyên đề 1, 2, 3 chuyển và in tài liệu để học viên tự nghiên cứu; Thời lượng còn lại, chúng tôi tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ (tập trung vào những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ ở cơ sở, có nội dung còn thể hiện rõ “cầm tay chỉ việc”).

Như vậy, thông qua hoạt động quản lý thực hiện linh hoạt chương trình giáo dục LLCT tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, các học viên đều tiếp thu được những kiến thức cơ bản nhất về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, hiểu và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác, nhất là việc vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực thi các nhiệm vụ cụ thể tại cơ sở. Các chương trình giáo dục LLCT đã giúp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân xây dựng một tư duy mới phù hợp với thời kỳ cách mạng mới một cách có hệ thống và cụ thể để vận dụng vào thực thực tiễn cuộc sống. Công tác giáo dục LLCT đã góp phần tích cực và có hiệu quả vào thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đảng viên.

Tuy nhiên, việc quản lý các nội dung bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm vẫn còn một số tồn tại. Qua khảo sát ý kiến của 150 học viên tại Trung tâm BDCT quận Dương Kinh về nội dung chương trình học tập có gì cần điều chỉnh, chúng tôi nhận được kết quả thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát ý kiến 150 học viên về nội dung chương trình bồi dưỡng STT Phần lý luận Số phiếu lựa chọn Tỉ lệ % 1 Bổ sung 45 30 2 Giữ nguyên 33 22 3 Giảm đi 72 48

Phần thảo luận Số phiếu

lựa chọn

Tỉ lệ %

2 Giữ nguyên 48 32

3 Giảm đi 51 34

Phần tham quan, thực tế Số phiếu lựa chọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉ lệ %

1 Bổ sung 90 60

2 Giữ nguyên 60 40

3 Giảm đi 0 0

Quản lý thực hiện nội dung chương trình là khâu quan trọng trong quản lý bồi dưỡng được Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh quan tâm và thường xuyên cập nhật hàng năm. Tuy nhiên, đây cũng là khâu khó khăn và còn nhiều hạn chế nhất trong hoạt động quản lý các lớp đào tạo bồi dưỡng. Việc xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng được căn cứ vào:

- Các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng LLCT theo từng năm của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng.

- Những kiến thức và kỹ năng cần thiết phải trang bị cho học viên để họ thực hiện chức năng nhiệm vụ ở cơ sở tốt hơn sau khi kết thúc khóa học.

- Rà soát, đối chiếu và bổ sung nội dung kiến thức mới trên cơ sở các chương trình bồi dưỡng LLCT do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

Về nội dung các chương trình bồi dưỡng, hầu hết các ý được hỏi cho rằng nội dung có những chỗ trùng lặp, khiến học viên phải học đi học lại một nội dung. Nội dung còn chung chung, lặp lại qua các năm. Ví dụ: Bí thư chi bộ năm nào cũng phải học lại nội dung theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương. Thời lượng học lý thuyết còn nhiều; một số nội dung mang tính thực tiễn chưa được bổ sung kịp thời. Vì vậy, các ý kiến đều đề xuất nên giảm nội dung hiện có và bổ sung cập nhật nội dung mới, mang ý nghĩa thực tiễn đối với học viên, tăng thời gian thảo luận và tham quan, học tập thực tế.

2.3.2. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT

2.3.2.1. Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng * Khảo sát về việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng

Phương pháp giáo dục lý luận chính trị là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Do đó trong quá trình giáo dục lý luận chính trị phải hết sức coi trọng đổi mới PP giáo dục.

Lựa chọn PP bồi dưỡng có tác dụng quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, vì vậy việc lựa chọn PP bồi dưỡng cần:

+ Hướng vào phát triển năng lực cho học viên trong thời kỳ đổi mới đảm bảo yêu cầu năng động, chủ động trong hoạt động.

+ Hướng vào hoạt động của người học. + Hướng vào mục tiêu bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 55)