Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 66 - 68)

Với nhiệm vụ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp nguồn nhân lực cho cấp cơ sở, nhằm trang bị cho họ cơ sở lý luận cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Đoàn thể... của hệ thống chính trị của địa phương. Để hoàn thiện tốt được nhiệm vụ chính trị này, Trung tâm bồi dưỡng chính trị phải quản lý đội ngũ giáo viên chuyên trách, kiêm chức đủ về mặt số lượng và có chất lượng cao.

Đa số các giảng viên đều tâm huyết với nghề mình đảm nhiệm, có phẩm chất tốt, cần cù, chịu khó, có ý thức phấn đấu, tinh thần trách nhiệm và thực hiện tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giờ giảng. Các đồng chí giảng viên đều chấp hành tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước các quy định, quy chế của Trung tâm đề ra.

Trung tâm BDCT quận đã quan tâm đến việc bồi dưỡng giảng viên bằng cách cử các đồng chí giảng viên kiêm chức tham gia lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy do Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng tổ chức. Trung tâm đã mời các giảng viên có trình độ chuyên môn cao từ Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng tham gia giảng dạy tại một số lớp học, từ đó các giảng viên có điều kiện trao đổi bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng LLCT của Trung tâm, công tác quản lý bồi dưỡng và phát triển giảng viên của Trung tâm còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục. Đó là:

- Theo báo cáo của Trung tâm, có khoảng 70% số giảng viên giảng dạy có chứng chỉ tin học A-B văn phòng, nhưng số giảng viên tuổi cao thì việc soạn bài theo giáo án điện tử là khó khăn. Trình độ ngoại ngữ: 100% giảng viên có chứng chỉ A Tiếng Anh, 30% giảng viên có chứng chỉ B Tiếng Anh nhưng trình độ A - B thực chất của đội ngũ giảng viên Trung tâm để áp dụng cho việc tham khảo tài liệu, nghiên cứu khoa học ở mức độ yếu.

- Về trình độ nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, 150 học viên được hỏi ý kiến cho rằng 60 % số giảng viên giảng dạy tại Trung tâm có trình độ nghiệp vụ sư phạm ở mức khá, 40 ở mức trung bình (Xem biểu đồ 2.1), điều đó ảnh hưởng đến

việc soạn giảng và truyền thụ kiến thức cũng như hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học viên.

Biểu đồ 2.1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên (%)

- Đội ngũ giảng viên chuyên trách còn thiếu, nhất là giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng sư phạm để giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở. Mặc dù Trung tâm có đội ngũ giảng viên kiêm chức nhưng không ổn định vì có đồng chí thuyên chuyển công tác hoặc có đồng chí bận việc chuyên môn nên Trung tâm rất khó khăn trong việc bố trí lịch lên lớp và kiểm soát được nội dung bài giảng.

- Phân cấp tuyển dụng biên chế cán bộ cho Trung tâm chưa rõ ràng nên cán bộ lãnh đạo Trung tâm thường là chắp vá, không đúng chuyên môn, không chủ động trong kế hoạch phát triển giảng viên.

- Việc mời giảng viên kiêm chức còn có những bất cập như: bị động về thời gian, bị động về trình độ giảng viên khi phân công bài giảng, khó giám sát được nội dung giảng dạy…

- Chưa có chính sách thỏa đáng cho cán bộ Trung tâm không được hưởng phụ cấp công vụ theo quyết định số 34/2012/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 66 - 68)