Đặc điểm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TBDCT cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 40 - 42)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện thực chất là quản lý hoạt động dạy học nên nó mang những đặc điểm chung về quản lý hoạt động giáo dục, có hệ thống, cơ bản, đồng bộ. Tuy nhiên, có sự khác biệt về sự chỉ đạo và mối quan hệ công tác:

- Trung tâm BDCT cấp huyện do cấp ủy huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quyết định thành lập và trực tiếp lãnh đạo; UBND huyện quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và cấp kinh phí hoạt động.

- Ban Tuyên giáo cấp ủy có trách nhiệm giúp cấp ủy kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong giảng dạy tất cả các chương trình bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên của Trung tâm.

ủy và Trung tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trên cơ sở quy hoạch cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cơ sở, xây dựng bộ máy, biên chế, cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với người dạy và người học.

- Các phòng ban chuyên môn của cấp ủy và UBND huyện theo chức năng, phối hợp với Trung tâm tiến hành những nhiệm vụ có liên quan đến các lĩnh vực công tác thuộc đơn vị.

- Ban Tuyên giáo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các ban, ngành của tỉnh thống nhất việc hướng dẫn mở các loại chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng tại Trung tâm, hướng dẫn kiểm tra, sơ kết, tổng kết hoạt động của Trung tâm.

- Trường Chính trị tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo cấp tỉnh có kế hoạch bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho giám đốc, phó giám đốc, giáo vụ và đội ngũ giảng viên; hướng dẫn giúp đỡ Trung tâm những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ.

Công tác bồi dưỡng LLCT tại các Trung tâm BDCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở thuộc hệ giáo dục phổ cập. Chương trình giáo dục LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện chủ yếu là chương trình bồi dưỡng ngắn hạn; đối tượng là mọi thành viên ở cơ sở, trước hết là cán bộ, đảng viên và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ngoài diện đào tạo, bồi dưỡng do hệ thống trường Chính trị tỉnh, thành phố phụ trách, các thành viên của các đoàn thể nhân dân ở cơ sở; đội ngũ giảng viên chuyên trách ít, chủ yếu là giảng viên kiêm chức hoạt động.

Bởi vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT huyện có những đặc thù riêng. Các chương trình bồi dưỡng cụ thể cho từng đối tượng được triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo cấp tỉnh chỉ đạo trực tiếp, cấp ủy huyện theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương. Tài liệu chương trình bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và phát hành. Ngoài ra, còn có các tài liệu của địa phương về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, các gương điển hình tiên tiến, giáo dục truyền thống, các chủ trương, chính sách của tỉnh, thành phố,…Mỗi chương trình đều có phân phối cụ thể về thời gian, trong đó dành thời gian cho thảo luận, trao đổi kinh nghiệm xử lý tình huống ở cơ sở, báo cáo điển hình và tham quan thực tế. Đối tượng tham gia học tập, nghiên cứu ở trung tâm đa dạng, chủ yếu là những cán bộ, đảng viên có thực tiễn công tác, có kinh nghiệm sống, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức cao trong tiếp thu lý luận; nhưng hầu hết là những người

có trình độ văn hóa và lý luận ở mức độ nhất định, chưa có phương pháp nghiên cứu, có thói quen nghe, ghi và tiếp thu một cách thụ động, ít hỏi hoặc nêu vấn đề đi sâu và mở rộng kiến thức. Đội ngũ giảng viên giảng dạy tại các trung tâm hầu hết là giảng viên kiêm chức.

Theo Quyết định 185-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), mỗi Trung tâm BDCT cấp huyện có biên chế từ 4 - 6 người; trong đó có giám đốc, phó giám đốc, giáo vụ, hành chính nên mỗi trung tâm chỉ có thể có từ 2 - 4 giảng viên cơ hữu. Số giảng viên còn lại làm giảng viên kiêm chức và một số cộng tác viên.

Tuy được coi là một đơn vị sự nghiệp giáo dục nhưng về một số cơ chế công tác, chế độ, chính sách; vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dạy và học chưa được hưởng như các đơn vị sự nghiệp giáo dục khác. Do đó, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện phải trên cơ sở đặc điểm của từng chương trình, đối tượng học tập, đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ chế chính sách và điều kiện cơ sở vật chất của các Trung tâm; đặc biệt chú ý đến đánh giá của các lực lượng xã hội đối với học viên đã qua bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w