X R2 Khả năng thanh
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH
5.2.4 Rủi ro liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân hàng
Từ nhiều năm nay, xã hội mặt định gán cho những ai làm nghề tín dụng là người
khá về tài chính, có nhiều mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức kinh doanh, mà cũng
là chủ đề đạo đức thường xuyên được nhắc đến. Bởi vì họ được trao cho cái quyền
quyết định hoặc góp phần quyết định cho khách hàng vay tiền hay không, nên bản thân
họ luôn phải đối mặt với những cám dỗ từ phía khách hàng hay tự nội tại của bản thân. Theo thống kê không chính thức của Phòng thương mại Mỹ, 1/3 số vụ phá sản của các doanh nghiệp là do nhân viên gian lận. Tại Việt Nam, đa số các vụ lửa đảo lớn
trong lĩnh vực tài chính điều có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của nhân viên ngân hàng, có
trường hợp nhân viên chính là đạo diễn của những trò lừa đảo ngân hàng. Điểm qua
một số vụ án gần đây liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, cho thấy tính nghiêm trong khi có rủi ro phát sinh từđạo đức của cán bộ ngân hàng, cụ thểnhư:
cán bộ ngân hàng đã cấu kết nhau chiếm đoạt của Agribank Nam Trà My hơn 25 tỉ đồng. Trong vụ án này Cơ quan công an xác định ban giám đốc Agribank huyện Nam Trà My buông lỏng quản lý, không thực hiện kiểm tra, kiểm soát tài chính, tạo điều kiện cho các bị can phạm tội, gây thiệt hại cho Nhà nước.
- Vụ án tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông năm 2010: Theo kết luận điều tra của cơ
quan chức năng, từ năm 2008 đến năm 2010, ông Vũ Việt Hùng Nguyên Giám đốc
VDB Đắk Lắk đã ký duyệt khống cho một sốgiám đốc doanh nghiệp chủ nhiệm hợp
tác xã vay gần 2.000 tỉ đồng, để các bị cáo chiếm đoạt hơn 357 tỉ đồng của VDB Chi
nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông. Đổi lại, doanh nghiệp đã chung tiền mua cho Hùng một
chiếc xe ô tô BMW trị giá hơn 2 tỉ đồng. Khi các đối tượng mất khả năng thanh toán,
ông Hùng tiếp tục ký khống các giấy tờ giúp sức cho các đối tượng chiếm đoạt 580 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Hà Nội và OCB - Sở giao dịch TP Hồ
Chí Minh.
- Ngoài ra còn có một số vụ án tương tự, có tính chất nghiêm trọng: Vụ lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank), Vụ Phạm Văn Cử nguyên giám đốc Agribank chi nhánh 7, TP. Hồ Chí Minh,…
Qua một số vụ việc như trên cho thấy, rủi ro đạo đức phát sinh phần lớn là có
liên quan đến cán bộ trong ngân hàng, mà nguyên nhân chủ yếu là do áp lực phải hoàn
thành chỉ tiêu, phải nghe theo chỉ đạo cấp trên, các khoản nợ cá nhân vượt ngoài tầm kiểm soát, áp lực gia đình (đau ốm), lợi ích, sức hấp dẫn của tiền,… Mặt dù khách
hàng không đủđiều kiện vay vốn, nhưng vì lợi ích của cá nhân, nhà quản lý hay nhóm
cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã bằng mọi cách, hướng dẫn khách hàng hợp thức hoá hồ sơ, thậm chí cấp quản lý còn yêu cầu cán bộ thẩm định phải thực hiện theo ý
kiến chỉ đạo của mình để khách hàng đó được vay vốn của ngân hàng. Trong một số
trường hợp khác có thể do sự tha hóa, mất định hướng, sa ngã trong cuộc sống của cán bộ ngân hàng dẫn đến thực hiện nhiều hành vi sai trái, vi phạm pháp luật nghiêm trong, tiếp tay cho khách hàng để trục lợi từ ngân hàng hoặc có hành vi chiếm đoạt tài
sản của các đối tượng khác có liên quan đến ngân hàng.
Hậu quả từ rủi ro đạo đức là gây thiệt hại cho ngân hàng không dừng lại ở tiền
khách hàng, gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và hệ lụy của nó là
những người bị thiệt hại phải đối phó với sự xáo chộn trong đời sống hằng ngày, định
kiến xã hội, dư luận,.. Và toàn bộnhân viên điều bị ảnh hưởng gián tiếp từ việc không khai báo khi phát hiện gian lận.