Rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 69 - 71)

X R2 Khả năng thanh

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH

5.2.2 Rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay

Tài sản đảm bảo được xem là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng có thể thu hồi.

vốn được khi có phát sinh rủi ro. Bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp phát sinh

dẫn đến rủi ro tín dụng.

5.2.2.1 Rủi ro khi nhận tài sản thế chấp là hàng hóa tồn kho

Hiện nay khi cho vay thế chấp hàng hóa, đa số các ngân hàng thường không có

kho lưu trữ riêng, mà hàng hóa được đặt tại kho của khách hàng hoặc thuê của bên thứ

3, đối với phương án thuê kho thường ít được sử dụng vì chi phí cao. Khi ngân hàng

cho vay thế chấp hàng hóa tồn kho thì có nhiều khả năng gặp rủi ro do không kiểm

soát được lượng hàng hóa nhập xuất thường xuyên, quy trình kiểm soát hàng hóa

không chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tẩu tán tài sản dễdàng. Đó

là chưa kể hàng hóa thế chấp có chất lượng thấp không đủ điều kiện bán ra thị trường,

doanh nghiệp vẫn lưu kho làm tài sản bảo đảm cho ngân hàng, chỉ nhập xuất những lô

hàng có đủđiều kiện bán được, ngân hàng cũng không thểtính được giá trị thực tế của

tài sản thế chấp khi hàng hóa bị giảm chất lượng hoăc thất thoát. Nếu như có rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng không thểbán được lượng hàng hóa thế chấp này.

Đối với một số doanh nghiệp sản xuất, tài sản quan trọng nhất chính là hàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm hoặc nguyên liệu. Khi ngân hàng cho vay các doanh nghiệp này thì tài sản bảo đảm chủ yếu là hàng hóa trong kho được hình thành từ chính nguồn vốn vay. Để đáp ứng quy mô vốn lưu động lớn, doanh nghiệp thường đi vay

nhiều ngân hàng và từ đó, có nhiều nguồn hàng hóa khác nhau hình thành từ nguồn vốn tín dụng của nhiều ngân hàng khác nhau, rồi doanh nghiệp tiếp tục sử dụng hàng

hóa này để làm tài sản đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân mà một kho hàng có thể thế

chấp cho nhiều ngân hàng, dẫn đến tranh chấp hàng hóa.

Qua một số vụ việc liên quan đến thế chấp hàng hóa tồn kho trong những năm

gần đây như vụ án Công ty Trường Ngân tại TP. Hồ Chí Minh dùng một kho cà phê

có khoản 100 tỷđồng đã khiến các ngân hàng phải tranh giành quyền kiểm soát kho cà phê này. Trong vụ việc này có phát sinh tranh chấp về vịtrí lưu trữ hàng hóa trong kho

giữa các ngân hàng, điều này càng cho thấy mức độ phát sinh rủi ro tín dụng cao khi

nhận hàng hóa là tài sản đảm bảo. (Trần Minh Hải, 2014)

5.2.2.2 Rủi ro liên quan đến nhận tài sản thế chấp là bất động sản

Ngoài rủi ro khi nhận thế chấp tài sản là hàng hóa thì ngân hàng cũng còn đối

mặt với một số rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo là bất động sản, đây là loại tài sản

phổ biến mà các ngân hàng thường nhận từ trước đến nay. Chính sự yếu kém trong

khâu thẩm định tài sản sẽ dẫn đến phát sinh rủi ro, cán bộ thẩm định tài sản không xem xét kỹlưỡng các mối quan hệliên quan đến tài sản, nhưnhà đang cho thuê dài hạn, bất

động sản đang có tranh chấp, không xác định chính xác tài sản chung hoặc riêng,…

Nếu ngân hàng cho vay trong các trường hợp này thì có khả năng xảy ra rủi ro, hợp

đồng thế chấp có khảnăng bị vô hiệu do giao dịch thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật. Theo điều 122, 137 bộ luật dân sự 2005, khi hợp đồng dân sựđược tòa án tuyên bố là vô hiệu theo quy định của pháp luật thì hậu quả pháp lý của nó là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận như vậy ngân hàng phải trả tài sản cho khách hàng, khách hàng phải trả tiền vay lại cho ngân

hàng, nhưng thực tế thì lúc này doanh nghiệp sẽ không có tiền để trả cho ngân hàng

mà ngân hàng thì cũng không thể xửlý được tài sản thế chấp, dẫn đến rủi ro tín dụng.

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ sự chủ quan, cả tin của người thẩm định tài sản, không xem xét kỹ tài sản thực địa với hồ sơ pháp lý, dẫn đến bị khách hàng lừa

đảo mà không biết, khách hàng hướng dẫn xem tài sản không đúng vị trí thực tế, dẫn

đến giá trị tài sản định giá không đúng, chênh lệch giá trị nhiều so với giá thực tế của tài sản. Nếu ngân hàng sử dụng kết quả định giá trong những trường hợp này để cho vay thì có khả năng tài sản sẽ không đảm bảo đủ cho khoản vay, dẫn đến có thể phát sinh rủi ro tín dụng về sau.

Thiếu cơ sở định giá tài sản đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến cho khoản vay

có thể gặp rủi ro. Sự cạnh trạnh giữa các ngân hàng hiện nay đã làm phát sinh nhiều

trường hợp, ngân hàng cố tình định giá vượt hơn giá thịtrường đểđược cho vay nhiều

giá theo giá thị trường, nhưng cán bộ thẩm định không khảo sát đầy đủ thông tin giao dịch mua bán thuộc khu vực có bất động sản định giá, dẫn đến kết quảđịnh giá chịu sự

chi phối bởi yếu tốđịnh tính trên cơ sởđánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định, thiếu

thông tin định lượng làm cơ sở. Trong các trường hợp như vậy độ chính xác báo cáo

định giá tài sản thường không cao, có thể rây ra rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)