cần hướng đến
Nguyên tắc 1: Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc ngân hàng có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiến lược về rủi ro trong việc hoạch định và thực thi các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng. Nhận dạng và quản trị rủi ro tín dụng trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng.
Nguyên tắc 2: Ban điều hành có trách nhiệm thực hiện chiến lược chấp nhận một
tỷ lệ nợ xấu được Hội đồng quản trị phê duyệt, phát triển các chính sách, thủ tục nhằm
phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu. Các chính sách và thủ tục này nhằm vào rủi ro khi nợ xấu phát sinh trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở cấp đội từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư.
Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản trị rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi được đưa vào
sử dụng hoặc triển khai và phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Nguyên tắc 4: Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng và đồng thời ngân hàng phải hiểu biết rõ về khách hàng vay vốn
cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng. Hay nói cách khác các tiêu chí cần
chỉrõ đối tượng khách hàng đủ tiêu chuẩn được cấp tín dụng, các lọai hình tín dụng và
các điều khoản và điều kiện cấp tín dụng.
Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác
nhau nhưng có thểso sánh và theo dõi được trong sổ sách kế toán của Ngân hàng và sổ
sách kinh doanh nội, ngoại bảng.
Nguyên tắc 6: Để có được danh mục đầu tư tín dụng lành mạnh, ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại. Ngân hàng cần phát triển đội ngũ
nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra nhận định thận trọng trong việc đánh giá phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng.
Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan phải được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ cần theo dõi cẩn thận và triển khai các
bước cần thiết để kiểm soát nhằm loại trừ rủi ro. Việc gia hạn tín dụng cần được thực hiện theo các tiêu chí và trình tự cụ thể rõ ràng. Việc này tạo ra hệ thống hồ sơ và
Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật thường
xuyên đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng.
Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác định mức độđầy đủ của dự phòng và dự trữ.