Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 88 - 89)

X R2 Khả năng thanh

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO

6.1.7 Một số giải pháp khác

- Sử dụng hiệu quả thông tin CIC để đánh giá uy tín, lịch sử trả nợ vay của khách hàng ở các TCTD khác. Nếu thông tin CIC thể hiện khách hàng đang có quan

hệ với các ngân hàng khác thì yêu cầu cung cấp thêm các thông tin như hợp đồng vay, khế ước nhận nợ, lịch sử thanh toán nợ vay,... Căn cứ trên hồ sơ cung cấp đối chiếu với dữ liệu CIC từ đó đưa ra mức độ tin cậy của thông tin CIC làm cơ sở đánh giá.

Ngoài ra cán bộ thẩm định cần trao đổi thông tin qua lại giữa các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ tín dụng, nhằm nắm bắt thêm thông tin về doanh nghiệp và các vấn đề

phát sinh khác (nếu có). Cập nhật thông tin khách hàng đầy đủ, chính xác trước khi gửi dữ liệu cho CIC, góp phần nâng cao độ tin cây của dữ liệu CIC cho các ngân hàng sử

dụng.

- Tăng cường, quyết liệt xử lý các khoản nợ quá hạn phát sinh: Tích cực trong

công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nếu xác định khách hàng mất khả năng thanh

toán nợ vay thì phải thực hiện ngay biện pháp thu hồi nợ trước hạn. Trường hợp đánh

giá khách hàng vẫn còn khả năng trả nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bình

thường, việc quá hạn chỉlà do khó khăn tài chính tạm thời, ởtrường hợp này nên xem

xét đến phương án cơ cấu thời hạn trả nợđến một thời gian thích hợp cho khách hàng,

để khách hàng phục hồi năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện để

khách hàng trả nợ vay cho ngân hàng.

- Về tài tài sản đảm bảo tiền vay, ưu tiên nhận tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao, hạn chế nhận tài sản thế chấp có tính thanh khoản thấp, nếu có rủi ro cho

khoản vay cũng dễ dàng xử lý tài sản để thu hồi nợ.

- Khi cho vay khách hàng doanh nghiệp cần xem xét đến yếu tố khảnăng trả nợ

của khách hàng, cần đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp. Không nên quá dựa vào tài sản đảm bảo.

- Tận dụng cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ các ngân hàng xử lý nhanh

nợ xấu: sự ra đời của thông tư 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về hướng dẫn

một số vấn đề liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, thông tư này đã giúp cho các ngân

hàng dễ dàng xử lý tài sản đảm bảo tiền vay. Theo nội dung thông tư, ngân hàng hoàn toàn có quyền tự mình thu giữ tài sản bảo đảm và tiến hành định giá, bán đấu giá tài

sản để thu hồi nợ mà không cần thông qua thủ tục khởi kiện ra Tòa. Do đó, ngân hàng

có thể bán tài sản để thu hồi nợ nhanh, hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Tuy nhiên, trước

thời điểm thu giữ tài sản bảo đảm, ngân hàng phải gửi văn bản thông báo cho Bên bảo

đảm và Ủy ban nhân dân cấp phường, xã nơi tiến hành thu giữ tài sản. Như vậy để tận

dụng được ưu điểm mà thông tư mang lại đồng thời hạn chế các rủi ro phát sinh liên

quan đến quá trình thu giữ và bán tài sản, thì bắt buộc ngân hàng phải làm đúng trình

tự, thủ tục thu giữ tài sản theo quy định của thông tư thì sẽ không vi phạm quy định

đối với việc vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗở của công dân.

6.2 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6.2.1Kết luận

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)