Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý khoản vay

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 84 - 85)

X R2 Khả năng thanh

6.1.4Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý khoản vay

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO

6.1.4Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý khoản vay

Việc thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay sẽ dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay

không đúng mục đích hoặc khi kết thúc chu kỳ kinh doanh sử dụng vốn vào mục đích

khác,… Để phòng ngừa rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi

cho vay:

- Phải tuân thủ giải ngân theo đúng nội dung của cấp phê duyệt. Hạn chế giải ngân tiền mặt, nếu giải ngân tiền mặt thì phải tuân thủtheo định của NHNN. Trước khi giải ngân cán bộ phụ trách phải kiểm tra kỹ hồsơ chứng từ mà doanh nghiệp cung cấp

cho ngân hàng để chứng minh phương án sử dụng vốn vay. Đảm bảo hồ sơ chứng từ

cung cấp đáp ứng đủđiều kiện giải ngân mà cấp phê duyệt đưa ra.

- Tùy theo đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ quản lý khoản vay xây

dựng kế hoạch kiểm tra sử vốn theo định kỳ cho phù hợp, phải tuân thủ về kiểm tra sử

dụng vốn định kỳtheo quy định của ngân hàng. Tránh việc kiểm tra sử dụng vốn mang

tính hình thức, như vậy sẽ không theo dõi được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Để kết quả kiểm tra sử dụng vốn mang hiệu quả cao, cán bộ quản lý khoản vay cần thực hiện các nội dung kiểm tra sau: Doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích

không, tình hình thực hiện phương án kinh doanh có thuận lơi hay không, tình hình tài

chính hiện tại so với thời điểm vay vốn như thế nào, có biến động về tổ chức nhân sự, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không, tình trạng tài sản đảm bảo tiền vay,… Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, hoặc tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp có dấu hiệu suy yếu thì phải báo cáo ngay cho cấp quản lý biết để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Định kỳhàng quý/năm yêu cầu doanh nghiệp lập và gửi báo cáo tài chính cho

ngân hàng. Trên cơ sở báo cáo cung cấp, cán bộ quản lý khoản vay phân tích và đánh

giá hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần thực hiện theo dõi quá trình này trong suốt thời gian khoản vay.

- Thường xuyên ghé thăm hỏi doanh nghiệp để tạo mối quan hệ, và để nắm

thêm các thông tin khác.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 84 - 85)