3.2.5.1 Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng, nhưng
nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương xứng với khả năng kiểm soát của
Thứ nhất, nếu quy mô tín dụng quá lớn (xét trên tổng dư nợ của ngân hàng), vượt quá khảnăng quản lý của ngân hàng thể hiện qua sựgia tăng các chỉtiêu: Dư nợ/Tổng tài sản; dư nợ/số lượng cán bộ tín dụng so với mức trung bình của các ngân hàng; số lượng khách hàng/sốlượng cán bộ tín dụng,… thì mức độ rủi ro tăng lên.
Thứ hai, nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từng khách hàng: cho vay vượt quá nhu cầu của khách hàng, thì sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn
vay …, điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
3.2.5.2 Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh
vực, loại tiền, dư nợcho vay có đảm bảo. Do đó, khi không phản ánh trực tiếp mức độ
rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ
phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:
Cơ cấu tín dụng theo ngành: Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro
cao thì rủi ro không trả được nợ ngân hàng cũng cao. Hoặc cơ cấu tín dụng tập trung vào một ngành, lĩnh vực thì có thể mức độ rủi ro cao khi ngành đó bị suy thoái hay các
ảnh hưởng khác.
Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay: Yếu tố này phải dựa trên cơ cấu vốn của ngân
hàng. Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, trong khi đó cơ cấu tín dụng trong dài hạn lớn, điều đó có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn. Như vậy ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản cao.
Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Nếu tỉ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm
bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trảđược nợ.
3.2.5.3 Nợ quá hạn
Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn. Là nợ thuộc các nhóm 2,3,4,5 (thông tư 02/2013/TT-NHNN)
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặt trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, sau nữa là nó có thể dẫn đến sự vi phạm đặt trưng thứ 2 của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vở lòng tin của người cấp tín dụng với
người nhận tín dụng. Nợ quá hạn có thể được xác định tại mọi thời điểm qua hệ thống sổ sách, chứng từ và hồ sơ tín dụng tại ngân hàng. Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và
ngược lại. (Nguyễn Đức Tú, 2012). 3.2.5.4 Nợ xấu
Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay mà không thể thu hồi được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán. Thời gian nợ tồn động khá lâu có thể kéo dài trên một năm, 2-3
năm hoặc lâu hơn và rất khó giải quyết.
Định nghĩa nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của
NHNN Việt Nam như sau:
Nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ nhóm 3 + NhTổng dóưm 4 + Nh nợ óm 5 x 100%
Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từnhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từnhóm 1 đến nhóm 5
Chi tiết về phân loại nhóm nợ được thực hiện theo điều 10 của thông tư
02/2013/TT-NHNN. Nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn ; Nợ nhóm 2: nợ cần chú ý; Nợ
nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn; Nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ ; Nợ nhóm 5: nợ có khả năng
mất vốn.
3.2.5.5 Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín
dụng cũng rất cao. 3.2.5.6 Tỷ lệ khảnăng bù đắp rủi ro tín dụng Tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD Nợ qu được trích lập á hạn khóđòi x100% 3.3QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 3.3.1Một số khái niệm cơ bản về Quản lý rủi ro tín dụng
Theo định nghĩa OCB, Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động
đến hoạt động tín dụng thông qua cơ cấu tổ chức, các quy tắc và quy trình xử lý nghiệp
vụ, và các công cụđo lường rủi ro để phong ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp khắc
phục nhằm hạn chếđến mức tối đa các rủi ro tín dụng phát sinh.
Theo Nguyễn Đức Tú (2012). Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận. Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng,
giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả
trong ngắn hạn và dài hạn.
Có thể diển giải khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ở gốc độ quản trị như sau:
Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hóa
lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận