3.3.6.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngân hàng
thương mại tại nước này thường xuất phát từ:
Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thịtrường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, chỉ đánh giá nguồn trả nợ
thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.
Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.
Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ
không trảđược nợ là rất lớn
Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoảđáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…Không có chứng từđịa chỉ
giao dịch với khách hàng vay, hồsơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong
nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc.
Kinh nghiệm xử lý:
Thành lập các công ty quản lý tài sản. Sử dụng phương pháp hoán đổi nợ và vốn cổ phần là chủ yếu. Theo đó, tất cả các khoản nợ xấu từ ngân hàng sẽ được bán
cho một hoặc một vài công ty quản lý tài sản mới được thiết lập (AMC), với một tỷ lệ
chiết khấu nhất định. Khoản tiền để trả cho các tài sản đó sẽđược quy đổi thành giá trị
phần vốn góp của AMC đầu tư vào ngân hàng. Theo cách này, phần vốn cơ bản của
ngân hàng được bảo toàn, nhưng quan hệ sở hữu bị suy giảm một phần. Sau đó, các
AMC sẽ tập trung vào việc thu hồi các khoản nợ xấu.
Ngoài ra, để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng, chính phủ nước này
còn khuyến khích thực hiện sáp nhập giữa ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh trên
quan điểm cho rằng, quản lý thành công sẽ tạo ra sự khác biệt và tính hiệu quả của
việc quản lý thành công này không bị cản trở bởi quy mô hoạt động. Theo phương
châm này thì các ngân hàng nước ngoài thực sựđóng vai trò quan trọng. Trong một số
trường hợp, sự tham gia của các đối tác nước ngoài có thể xem là đối tác “kép”. Điều
đó có nghĩa là họ vừa cung cấp vốn, vừa giúp các ngân hàng yếu kém xác định và thực
hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý của mình.
3.3.6.2 Kinh nghiệm của Mỹ
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Mỹ có tới 117 ngân hàng thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố của Federal Deposit Insurance Corporation – Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang MỹFDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất
động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả
năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh
nghiệp Mỹrơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng
từđó thua lỗ,…
Để giải cứu những tổ chức tín dụng sắp "chết", Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
quyết định bơm 700 tỷ USD. Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ
xấu ngân hàng thương mại, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho
những đơn vị yếu kém. Phần còn lại là dùng để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân
3.3.6.3 Kinh nghiệm của Thái Lan
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 đã làm Hệ thống tài chính – ngân hàng Thái Lan chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, với nợ xấu liên tục gia tăng và đạt mức cao kỷ lục 46% trên tổng dư nợ tín dụng vào cuối năm 1997. Nhằm củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính, Chính phủ Thái Lan thực hiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi toàn bộ vào tháng 8/1997. Chính phủThái Lan đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cải cách lĩnh vực tài chính, bao gồm:
Thứ nhất, nâng cấp tiêu chuẩn giám sát và quản lý để củng cố các tổ chức tài chính (tháng 3/1998).
Thứ hai, công bố tái cấu trúc tài chính toàn diện nhằm giải quyết những yếu kém tài chính và cung cấp nguồn lực tái cơ cấu vốn cho các tổ chức tài chính khả thi (tháng 8/1998).
Thứ ba, củng cốlĩnh vực tài chính.
Thứ tư, tạo điều kiện tái cấu trúc nợ doanh nghiệp.
Thứ năm, khuyến khích các tổ chức tài chính thành lập công ty mua bán nợ xấu
(AMC) để giải quyết tài sản xấu. Cho đến nay, AMC vẫn là một trong những giải pháp
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng kế toán OCB Kiên Giang. Số liệu thu thập là các báo cáo, tài liệu nội bộ
về hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng,… Thu thập số liệu liên quan đến các
khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2014. Các số liệu doanh nghiệp đã thu thập còn dư nợvà đã phát sinh kỳ hạn trả nợđể đảm bảo mẫu thu thập được đánh giá một cách chính xác.
Dữ liệu đưa vào chạy mô hình nghiên cứu được tính toán dựa trên các thông tin
báo tài chính, thông tin hoạt động của doanh nghiệp,…
Ngoài ra tác giải còn thu thập số liệu thứ cấp từ các website, các báo cáo thống kê của chính phủ, bộ ngành,… Thu thập thông tin, số liệu từ các bài viết đăng trên các
tạp chí chuyên ngành và tạp chí khác có liên quan.
3.2MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1Giới thiệu nghiên cứu