Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 28 - 29)

Trong những năm gần đây ngành ngân hàng đã xảy ra nhiều vụ án lớn có tính chất nghiêm trọng liên quan đến rủi ro tín dụng, làm cho dư luận và các nhà quản trị

ngân hàng đặc biệt hết sức quan tâm. Điển hình một số sự kiện:

- Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như: chiếm đoạt hơn 4.911 tỷđồng Việt Nam, xảy ra tại VietinBank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Đây là

một trong những vụ án kinh tế lớn nhất tại Việt Nam trong lịch sử hiện đại, với 23 bị

cáo có liên quan. Điều đáng nói là qua vụ án này cho thấy hệ thống quản lý rủi ro của

ngân hàng quá lỏng lẻo, đã tạo điều kiện cho khách hàng và cán bộ của ngân hàng lợi

dụng để thực hiện nhiều hành vi sai trái liên quan đến hoạt động tín dụng (giả hồ sơ,

chứng từ, giả chữ ký,…). Làm thất thoát tài sản của ngân hàng và các cá nhân liên

quan, đặc biệc là làm mất lòng tin của người dân.

(Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_án_Huỳnh_Thị_Huyền_Như)

- Vụ án Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) năm 2012: vụ án của ông Kiên được Viện kiểm soát nhân dân tối cao truy tố 04 tội danh. Kinh doanh trái phép; cố ý làm

trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo

chiếm đoạt tài sản và trốn thuế. Khi ông Kiên bị bắt giữ, không những đã gây biến

động xấu trong thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam mà còn tác động tới nhiều

lĩnh vực khác khi quyền hạn và đường dây của ông Kiên chằn chịt và quá lớn gần như

ngoài tầm kiêm soát của chính phủ. Vào thời điểm đó cổ phiếu của Eximbank mất 4,5% tại sàn giao dịch TP.HCM, người dân thì ồạt rút tiền, NHNN phải bơm 5 nghìn

tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng để hỗ trợ khẩn cấp. Sau nhiều lần kháng cáo, cuối cùng vụ án ông Kiên đã kết thúc, nhưng cũng để lại không ít suy nghĩ cho nhiều người.

Đó là về vấn đề đạo đức trong kinh doanh ngân hàng, vấn đề về pháp lý, tính tuân thủ

và những kẻ hở của pháp luật, lợi ích nhóm và quyền lực.

(nguồn : http://vi. wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Đức_Kiên )

Qua một số vụ việc trên cho thấy được sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng, nếu ngân hàng thực hiện tốt vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng, thì sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho bản thân ngân hàng và nền kinh tếđất nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)