Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 38)

Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng trong dài hạn (Theo Basel committee on Banking supervision, 2000)

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi xảy ra rủi ro. Vì vậy luôn có một tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tổn thất dự

kiến đối với hoạt động tín dụng được xác định trong chiến lược hoạt động chung. Khi

ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ dự kiến thì đó là

sựthành công trong lĩnh vực quản lý rủi ro.

Hiện nay các NHTM đo lường hiệu quả rủi ro tín dụng chủ yếu là thông qua các

chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, và một số yếu tố khác trong quá trình hoạt động: - Nợ xấu của ngân hàng phải được kiểm soát dưới 3% (theo quy định NHNN hiện nay) hoặc diễn biến nợ xấu ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm.

- Chi phí trích lập dự phòng cụ thể rủi ro tín dụng thấp (khi dự phòng được trích

lập đúng theo quy định của NHNN).

- Không có các sự kiện liên quan đến hoạt động tín dụng gây tổn thất và làm

ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng (bị khách hàng lừa đảo, nhân viên gian lận chiếm

đoạt tài sản ngân hàng, …).

- Hoạt động kinh doanh thuận lợi không bị hạn chế bởi khẩu vi rủi ro của ngân

hàng.

- Có hệ thống quản lý rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)