Giải pháp liên quan đến công tác thu thập và thẩm định thông tin khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 76 - 80)

X R2 Khả năng thanh

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO

6.1.2 Giải pháp liên quan đến công tác thu thập và thẩm định thông tin khách hàng.

Khi phát sinh cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cần thực hiện tuân

thủcác quy định nội bộ về thu thập đầy đủ thông tin khách hàng vay vốn: Hồ sơ pháp

lý doanh nghiệp, hồsơ tài chính, hồsơ kinh tế, hồsơ tài sản đảm bảo, phương án kinh

doanh/dựán đầu tư, và nhiều hồsơ khác,…

- Đối với các hồsơ pháp lý: Ngân hàng phải yêu cầu doanh nghiệp sao y chứng thực và cung cấp bản chính để đối chiếu, tránh doanh nghiệp giả mạo giấy tờ. Nghiên cứu kỹ nội dung điều lệ doanh nghiệp, xem điều lệcó được lập và cập nhật thông tin

theo đúng quy định của luật doanh nghiệp hay không, có quy định về người đại diện

pháp luật doanh nghiệp, quy định thẩm quyền và hạn mức ký hợp đồng giao dịch hay không, hoặc các nội dung khác,… Trên cơ sở nội dung điều lệ doanh nghiệp, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm các văn bản khác (nếu cần thiết) như văn bản

ủy quyền, Biên bản họp Hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên để

đảm bảo người đại diện cho doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng đủ thẩm quyền theo

quy định của doanh nghiệp và pháp luật.

- Đối với hồ sơ tài chính: Ngân hàng cần ưu tiên thu thập báo cáo tài chính có

kiểm toán hoặc báo cáo thuế. Nếu sử dụng báo cáo điều hành thì cần phải thu thập thêm chứng từđể chứng minh số liệu tài chính mà doanh nghiệp đã báo cáo. Như thu

thập các hóa đơn GTGT đầu ra để kiểm chứng doanh thu, các hóa đơn GTGT đầu vào

để kiểm chứng chi phí. Ngoài ra ngân hàng cần phải thu thập thêm nhiều hồ sơ khác

như tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý/năm của doanh nghiệp cho cơ quan thuế. Nếu

thấy số liệu kê khai chênh lệch lớn so với báo tài chính của doanh nghiệp thì cần phải xem xét lại. Trong trường hợp này thường có 2 nguyên nhân: Một là doanh nghiệp báo

cáo tài chính không đúng sự thật, cố tình làm đẹp báo cáo để được cho vay, hai là

doanh nghiệp cố tình chốn thuế. Nếu ngân hàng cho vay gặp phải hai trường hợp trên thì sẽ rất rủi ro, vì số liệu báo cáo tài chính không đúng sự thật sẽkhông đánh giá được

năng lực tài chính của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp trốn thuế là vi phạm pháp luật,

nguy cơ doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro trong kinh doanh rất lớn nếu bị truy cứu.

Ngoài ra cán bộ thẩm định cần thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác, như

tra cứu thông tin doanh nghiệp từcơ sở dữ liệu của Tổng cục thuế hoặc Cổng thông tin

nhánh/công ty con trực thuộc, chủ doanh nghiệp có đứng tên đại diện ở các công ty khác hay không. Nếu nắm được các thông tin này ngân hàng có thểđánh giá được hoạt

động của doanh nghiệp đầy đủhơn.

Thẩm định tư cách khách hàng:Trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp, cán

bộ thẩm định cần tìm hiểu thêm về chủ doanh nghiệp như: tư cách đạo đức, trình độ và

kinh nghiệm quản lý, các chức vụđã trải qua, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan

hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh. Cũng

cần tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến các thành viên góp vốn, khi có nhiều thông tin về doanh nghiệp sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thểđánh giá chính xác hơn.

Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Cán bộ thẩm

định cần tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ nhất để từđó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh: như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai hay không, loại hàng hóa hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát

triển thị trường và cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Việc đánh giá cần phải xem xét các khía cạnh sau:

- Lĩnh vực kinh doanh: Cần xem xét thời gian kinh doanh của doanh nghiệp

trong lĩnh vực hiện tại, mức độ hiểu biết và kinh nghiệm (thường được thể hiện bằng

các hợp đồng đã thực hiện hoặc doanh số của hoạt động kinh doanh này), những ưu

thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Nếu là lĩnh vực kinh doanh mới thì cần tìm

hiểu khả năng cạnh tranh hoặc khả năng chiếm lĩnh thị trường hoặc khả năng bán

hàng.... của doanh nghiệp vay vốn.

- Sản phẩm: Tìm hiểu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì, nhu cầu của xã hội về loại mặt hàng đó tại thời điểm xem xét và có thể dựbáo trong tương lai,

năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm của doanh nghiệp trong sản

xuất, kinh doanh mặt hàng đó. Ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh

so với các đối thủkhác như thế nào, kể cảphương thức bán hàng.

- Thị trường: Tìm hiểu các thị trường chính và đối tác của doanh nghiệp (đầu

vào và đầu ra), phương thức bán hàng và định hướng mở rộng thị trường trong tương

- Đối thủ cạnh tranh: Cần xem xét các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, các lợi thế và hạn chế của doanh nghiệp so với các đối thủ.

- Cơ cấu, tổ chức quản lý có phù hợp với qui mô hoạt động của doanh nghiệp

hay không, cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban,

phương thức quản lý ...

- Thiết bị, công nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phải xem xét đến công

nghệ sản xuất đang sử dụng thuộc loại công nghệ nào, những ưu nhược điểm của Công

nghệđó, máy móc thiết bị ra sao có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, của thị

trường về mẫu mã, chất lượng, sốlượng không.

Ngoài ra khi đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nên

đánh giá sức chịu đựng của doanh nghiệp trước sựthay đổi của môi trường bên ngoài

như biến động của tình hình chính trị, sựthay đổi chính sách kinh tếvĩ mô,…

Thẩm định phương án vay vốn của khách hàng: Đa phần các doanh nghiệp

kinh doanh thường hay bị thiếu hụt nguồn vốn lưu động trong quá trình hoạt động,

doanh nghiệp có qui mô càng lớn thì nhu cầu vốn lưu động càng cao. Do đó, đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động kinh doanh, cán bộ thẩm định cần đành giá chính xác nhu cầu tín dụng và tính khả thi của phương

án, việc đánh giá này rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn cho cấp thẩm quyền ra quyết

định cho vay. Nếu đánh giá không chính xác dẫn đến sự tài trợ vốn của ngân hàng không mang lại hiệu quả cao. Nếu tài trợ vốn vượt hơn nhu cầu thực tế của phương án,

có khả năng doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn dư thừa này vào hoạt động khác mà ngân

hàng chưa kiểm soát được, nếu tài trợ vốn bị thiếu so với nhu cầu thực tế của phương

án thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, và trong một sốtrường hợp doanh nghiệp không

thểhuy động kịp nguồn vốn bổ sung thì rất rủi ro cho hoạt động doanh nghiệp. Để kết

quảđánh giá phương án có độ chính xác cao, cần thẩm định kỹ các nội dung sau:

- Thẩm định thị trường và dự báo doanh thu: Cần tìm hiễu kỹ thông tin thị

trường, sản phẩm hoặc ngành mà doanh nghiệp hoạt động. Như nhu cầu thị trường, giá cả sản phẩm, thị phần hiện tại của doanh nghiệp,… Trên cơ sở các thông tin thu thập,

thực hiện phân tích, đánh giá mức độ tin cậy của phương án mà khách hàng đã lập ra,

- Thẩm định dự báo các khoản mục chi phí: Để đánh giá mức độ tin cậy của các khoản mục chi phí, cán bộ thẩm định tìm hiểu thêm về kế toán quản trị, kế toán chi phí và cách tính giá thành sản phẩm. Từđó có thể nhận ra được các khoản mục chi phí nào là hợp lý, khoản mục chi phí nào không hợp lý. Ngoài kinh nghiệm và sự am hiểu về

ngành, cán bộ thẩm định nên tìm hiểu thông tin về chi phí của các doanh nghiệp khác

cùng ngành có quy mô tương đồng để làm cơ sơ so sánh các khoản mục chi phí trong

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)