Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 87 - 88)

X R2 Khả năng thanh

6.1.6Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO

6.1.6Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng

Khi cho vay khách hàng doanh nghiệp, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm

định có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng. Một cán bộcó trình độ không những có thể phân tích tốt khả năng tài chính của doanh nghiệp, dựbáo được tình hình mà còn có thểtư vấn cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn nhất thời. Do đó, đối với cán bộ phụ trách thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp cần phải được đào tạo kỹ về

kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ trong quá trình thẩm định cho vay.

- Đào tạo kiến thức cơ bản về pháp luật. Cán bộ thẩm định phải nắm được một

số nội dụng cơ bản của các luật hiện hành liên quan đến các nghiệp vụ của ngân hàng:

Luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, luật đất đai, luật thương mại, luật nhà ở,… khi có kiến thức về pháp luật, cán bộ thẩm định sẽ nhận ra được một số rủi ro liên quan đến yếu tố pháp luật trong quá trình tác nghiệp.

- Đào tạo kiến thức về kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị. Điều này giúp

cho cán bộ thẩm định nhận biết và hiểu được nội dung các khoản mục chi phí trong báo cáo tài chính doanh nghiệp hay trong phương án kinh doanh, số liệu kê khai có hợp lý hay không, việc hạch toán doanh thu, chi phí có phù hợp với chếđộ kế toán của Việt Nam hay không. Ngoài ra còn giúp cho cán bộ thẩm định có thểđọc nhanh được các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Đào tạo kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp. Kỹ năng này giúp cho cán

bộ thẩm định đánh giá được chính xác tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp. Thông

qua các nhóm chỉ tiêu tài chính, đánh giá khảnăng sinh lời của doanh nghiệp, đánh giá

hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính, tính thanh khoản, tính tự chủ về tài

chính,…. Khi kết quảđánh giá có được độ chính xác cao sẽgiúp cho ngân hàng đánh

giá đúng thực lực của doanh nghiệp, từđó hạn chếđược rủi ro.

- Ngoài đào tạo các kiến thức cơ bản, mỗi cán bộ thẩm định phải chủ động tự

nâng cao kiến thức của mình qua việc tích lũy các kiến thức về thông tin sản phẩm, các ngành nghề hoạt động mà ngân hàng đang cho vay, xu hướng tăng trưởng hay suy thoái của các ngành này. Có thể tham khảo thông tin qua các bản tin của ngân hàng, từ

các trang mạng internet, hoặc từcác đơn vị cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động các doanh nghiệp trong nước.

Đối với cán bộ cấp quản lý, ngoài việc nắm bắt được các kiến thức mà cán bộ

thẩm định cần phải có thì phải được đào tạo thêm các kỹ năng về quản trị nhân sự,

quản trị rủi ro.

Khi có triển khai quy trình, sản phẩm mới thì tất cả cán bộ nhân viên có liên quan phải được tham gia đầy đủ. Phải nắm bắt rõ thật kỹ quy trình và nội dung sản

phẩm mới để thực hiện bán hàng. Tại chi nhánh nên tổ chức họp để đưa ra tổng hợp

những khó khăn, vướng mắt trong quy trình, sản phẩm mới ban hành trong thời gian

triển khai giai đoạn đầu để có hướng xử lý. Tránh việc chưa hiểu rõ quy trình, quy

định sản phẩm mà cứ thực hiện, như vậy sẽ rất rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 87 - 88)