Nâng cao nhận thức cho CBQL giáo dục về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

- Đoàn TNCS HCM:

32 48 1 46 Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL giáo dục về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL giáo dục về sự cần thiết phải nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Người lãnh đạo quản lí không những phải có khả năng hoàn thành nhiệm vụ một sự nghiệp, mà còn cần phải có khả năng giao tiếp, khả năng thấu hiểu cấp dưới của mình. Người quản lí phải biết chinh phục họ bằng tài năng trí tuệ, bằng đạo đức và bằng cả tình cảm chân thật của mình. Như vậy, để trở thành một nhà quản lí giỏi, người quản lí phải có kiến thức về tâm lí học, giáo dục học, về quản lí. Từ đó, người lãnh đạo có những tác động quản lí phù hợp vào từng cá nhân trong đơn vị, khơi dậy mọi tiềm năng sức mạnh tiềm ẩn về trí tuệ, sức khỏe, ý thức trách nhiệm, tinh thần say mê làm việc trong từng con người. Chính những tác động ấy đã làm cho hiệu quả công tác của từng người được nâng cao. Đó cũng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ một cách hiệu quả nhất của người lãnh đạo.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Quản lí chất lượng giáo dục của nhà trường là việc làm cần sự quan tâm của người CBQL vì chất lượng của sản phẩm GD&ĐT phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ giáo viên – cái “máy cái” trong công nghệ tái tạo ra sức lao động k ĩ thuật, tái sản xuất ra chất xám. Vì vậy, phải quan tâm bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL không chỉ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng mà cần có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, tập trung tâm lực vào sự nghiệp GD&ĐT và có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng. Xác lập vị trí cao quý của người

thầy trong xã hội trên tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Đồng thời, dịch chuyển thang giá trị nghề nghiệp sao cho thu hút ngày càng nhiều người tài giỏi muốn làm công tác giảng dạy.

Biện pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng là một trong những nội dung quản lí tương đối khó khăn của người quản lí. Bởi vì, nó liên quan đến quyền lợi và danh dự của người giáo viên. Mặt khác, công tác thi đua, khen thưởng thực hiện nhiều bước, nhiều khâu, nhiều thủ tục …theo nhiều quy định của nhiều ngành, liên quan đến cả quá trình dạy học của từng người. Vận dụng linh hoạt các tiêu chuẩn, chế độ chính sách vào tình hình thực tế của nhà trường trong công tác thi đua, khen thưởng trở thành một yêu cầu đổi mới của công tác quản lí hiện nay. Để thực hiện biện pháp nhà trường đã xây dựng một quy chế làm việc cụ thể cho từng người, từng bộ phận trong nhà trường, xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thi đua và được lượng hoá bằng điểm của các nhiệm vụ của người giáo viên, và được thống nhất trong toàn thể hội đồng sư phạm.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí cho BGH

+ Thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhà trường + Thực hiện tốt chức năng tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng

+ Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát

+ Đổi mới cách đánh giá, xếp loại giáo viên. Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá:

i. Đánh giá đội ngũ giáo viên, CBQL phải dựa vào nhiều nguồn thông tin: tự đánh giá, đánh giá của CB, GV, NV, địa phương, dư luận xã hội, kết quả thanh,

kiểm tra... Khi đánh giá, hồ sơ phải được lưu trữ đầy đủ để làm cơ sở cho việc thực hiện công tác quy hoạch.

ii. Khi đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn, chức danh, công việc được phân công, môi trường của từng địa phương, dựa vào trình độ được đào tạo, năng lực thực tiễn trong công tác và lấy hiệu quả công việc để đánh giá. Có cơ chế đánh giá mang tính khách quan, trung thực, tránh trường hợp chủ quan hoặc còn có yếu tố phụ thuộc vào các mối quan hệ thân thế, họ hàng… Đánh giá phải mang tính giáo dục động viên kết hợp các biện pháp hành chính giúp cho đội ngũ phát triển tốt hơn. - Cần thực hiện biện pháp “Thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhà trường” và biện pháp “Thực hiện tốt chức năng tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng” đồng thời “Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường”. Làm tốt nguyên tắc tập trung dân chủ là động viên mọi tổ chức đoàn thể, mọi cán bộ giáo viên tham gia quản lí trường học, phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của các tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể sư phạm.

- Đồng thời thực hiện tốt chức năng tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng. Tổ chức, chỉ đạo là một trong những khâu quan trọng của một chu trình quản lí. Công tác tổ chức chỉ đạo một cách khoa học, nghệ thuật của người hiệu trưởng sẽ có tác dụng tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên làm việc phù hợp với khả năng, năng lực của mình, phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo ở họ để nâng cao hiệu quả lao động.

- Các biện pháp động viên, khích lệ giáo viên cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập, giảng dạy, giáo dục học sinh một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra cần phải nâng cao năng lực quản lí, góp phần nâng cao năng lực cho người giáo viên nêu trên hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức, năng lực của người hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w