Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 91)

- Đoàn TNCS HCM:

32 48 1 46 Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:

3.3. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

các giải pháp

Để thăm dò, kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên, tôi đã dùng phương pháp chuyên gia, sử dụng các phiếu thăm dò gửi đến 193 cán bộ quản lí, chuyên viên PGD, ban giám hiệu, khối trưởng của các trường tiểu học trong quận Gò Vấp. Trong đó:

- Lãnh đạo, chuyên viên PGD: 5 - Ban giám hiệu: 33

- Khối trưởng: 55 - Giáo viên: 100

Qua việc xin ý kiến cũng như việc trưng cầu, kết quả như sau:

- Về việc xin ý kiến: Hầu hết các đồng chí được xin ý kiến đều đồng ý với các giải pháp mà chúng tôi đề xuất có tính cấp thiết và khả thi, bởi vì các giải pháp đề xuất phù hợp với các quan điểm mà Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI đã xác định, hơn nữa nó phù hợp với yêu cầu của địa phương về phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội trong đó công tác phát triển giáo dục được đặt lên hàng đầu. Mặt khác, hiện nay trước yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục thì yếu tố đội ngũ cán bộ, giáo viên cần phải được phát triển để đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên các đồng chí được xin ý kiến cũng cho rằng: Việc thực hiện các giải pháp đã đề xuất còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như về thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên, về kinh phí, về nhận thức,… Vì vậy cần vận dụng thực hiện phù hợp với điều kiện của ngành cũng như của từng trường Tiểu học tại địa phương Gò Vấp.

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp Giải pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Cấp thiết Ít cấp thiết không cấp thiết Khả thi Ít khả thi không khả thi

1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí giáo dục về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học

95 4 1 86 8 6

2/ Thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử

dụng đội ngũ giáo viên Tiểu học 92 6 2 85 8 7 3/ Đổi mới nội dung, phương pháp, hình

thức đào tạo, bồi dưỡng, hoạch định đội ngũ giáo viên Tiểu học

85 11 4 87 11 2

4/ Tăng cường bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tiểu học

97 3 0 98 2 0

5/ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên Tiểu học

86 9 5 85 12 3

6/ Chú ý nâng cao đời sống và tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giáo viên Tiểu học

91 7 2 86 9 5

+ Về mức độ cấp thiết: Các giải pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá là cấp thiết cho việc phát triển đội ngũ giáo viên trường Tiểu học quận Gò Vấp, mức độ cấp thiết chiếm tỉ lệ cao (lớn hơn hoặc bằng 85%), mức độ ít cấp thiết

và không cấp thiết cũng được đề cập nhưng tỉ lệ thấp (bé hơn hoặc bằng 15%). Điều này cho thấy các giải pháp là rất cần thiết đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường. Trong đó các giải pháp: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ đội ngũ CBQL, giáo viên; thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên được xem là mang tính đột phá quyết định chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên các trường. Vì công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL, giáo viên ở quận Gò Vấp vẫn chủ yếu là làm theo kinh nghiệm, ý kiến chủ quan, thiếu chặt chẽ, khoa học,…nên dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên còn tồn tại những yếu kém, chưa đồng đều giữa các trường trong quận.

+ Về mức độ khả thi: Nhìn chung, các giải pháp đã đề xuất như: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên; thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên; đổi mới cơ chế chính sách cho đội ngũ CBQL, giáo viên đều được các đối tượng lấy ý kiến đánh giá là khả thi, bởi vì các giải pháp này phần lớn phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân ngành Giáo dục, trong đó có hai bộ phận quan trọng là các trường Tiểu học và bộ phận quản lí chuyên môn, tham mưu cho UBND quận là Phòng GD-ĐT. Ngoài ra, các bộ phận như Phòng Nội vụ, lãnh đạo UBND, Hội đồng nhân dân các cấp, Sở GD-ĐT,… cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các giải pháp. Việc đánh giá của một số CBQL, giáo viên về mức độ ít cấp thiết và không cấp thiết, mức độ ít khả thi và không khả thi là do xuất phát từ thực trạng của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở địa phương còn tồn tại nhiều bất cập trong những năm qua.

Từ những cơ sở lí luận của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học của quận Gò Vấp, chúng tôi nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ. Các giải pháp chúng tôi đề xuất không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng đối với quận Gò Vấp đây là vấn đề lần đầu tiên được đề cập, góp phần cho việc nghiên cứu, vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục của quận. Các giải pháp đề xuất cũng đảm bảo phát huy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong quản lí, xây dựng đội ngũ.

Để đạt được kết quả như mong muốn rất cần sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lí ngành và chính quyền địa phương, sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở các chủ trương, chính sách mà còn bằng hành động thực tiễn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên cũng như quan tâm đầu tư các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực… phục vụ cho giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học quận gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w