- Đoàn TNCS HCM:
32 48 1 46 Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:
2.4.1. Thành công và hạn chế
2.4.1.1. Thành công
+100% giáo viên đều đã đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên trong đó tỉ lệ giáo viên trên chuẩn cao chiếm 97,7% trong đó có 0,6% thạc sĩ (năm học 2014 – 2015).
+ Về cơ bản đội ngũ giáo viên Tiểu học ở quận Gò Vấp có ý thức chính trị,
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết đều tận tụy với nghề, cần cù, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực
để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
+ Nhiều giáo viên có kiến thức cơ bản; kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tốt. Nhiều giáo viên có kĩ năng tốt về lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới; thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục.
+ 100% CBQL các trường Tiểu học trong toàn quận có trình độ Đại học. Nhiều CBQL có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn sư phạm cao (vì đều là những giáo viên giỏi được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lí), có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lí giáo dục.
+ Công tác đánh giá, phân loại giáo viên đã có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy được tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích giáo viên phấn đấu vươn lên.
2.4.1.2. Hạn chế
+ Đội ngũ giáo viên ở quận Gò Vấp so với nhu cầu thực tế về số lượng và loại hình còn thiếu, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ. Số giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ, trình độ Đại học chính quy; trình độ Cao đẳng chính quy thấp, chủ yếu là giáo viên được đào tạo Trung học sư phạm thông qua hình thức đào tạo liên kết vừa học vừa làm.
+ Còn một bộ phận giáo viên hạn chế về đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng.
+ Còn một số ít giáo viên hạn chế kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ; kĩ năng tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng
động, sáng tạo của học sinh. Còn giáo viên kém kiến thức về địa phương, về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố, quận, phường nơi giáo viên công tác; kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Còn nhiều giáo viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Nhiều quy định trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên đã ban hành từ lâu, không phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi.
+ Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí còn rất hạn chế. Trình độ, năng lực một số CBQL còn nhiều bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Một bộ phận CBQL giáo dục có biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, còn mắc phải những thiếu sót, ra quyết định tùy tiện, thiếu nghiên cứu hoàn cảnh, đặc điểm, khả năng, trình độ và nguyện vọng của giáo viên, nhân viên trong trường, thiếu nghiên cứu kĩ lưỡng văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên; trong đánh giá còn né tránh, nể nang, chưa khách quan, chính xác.
+Công tác tuyển dụng chưa khách quan, minh bạch, chất lượng giáo viên được tuyển dụng còn thấp, nhiều giáo viên mới tuyển chưa đáp ứng được yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
+Công tác quy hoạch chưa thu hút được CBGV có năng lực đảm nhận những trọng trách trong nhà trường.
+Công tác thi đua khen thưởng còn chậm, mức thưởng thấp chưa kích thích được giáo viên nỗ lực phấn đấu trong công tác.