- Đoàn TNCS HCM:
32 48 1 46 Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:
3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, hoạch định đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là một công việc rất cần thiết và được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, lí luận chính trị, đạo đức lối sống đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục tiểu học của quận trong giai đoạn mới. Phải coi đầu tư cho đội ngũ giáo viên là đầu tư cho cả một thế hệ, cho một lực lượng lao động, có ý nghĩa lớn đối với sự thành bại của nền giáo dục và của việc phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới chứ không thể coi là một thứ phúc lợi đơn thuần, đầu tư đến đâu hay đến đó.
Quy hoạch đội ngũ giáo viên là quá trình nghiên cứu xác định nhu cầu về đội ngũ giáo viên trong nhà trường, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm cho nhà trường có đủ đội ngũ giáo viên với các phẩm chất chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy có chất lượng và hiệu quả cao. Quá trình hoạch định đội ngũ giáo viên thực chất là quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong mối liên hệ mật thiết với nhiệm vụ chính trị được cơ quan chủ quản giao hàng năm cũng như định hướng phát triển của các nhà trường.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và trình độ nhận thức lí luận cho đội ngũ, giáo viên.
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ:
Để đáp ứng yêu cầu cho công tác giảng dạy, người giáo viên cần được đào tạo kiến thức khoa học cơ bản của các môn học; kiến thức về nghiệp vụ như tâm lý học, giáo dục học, về đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đổi mới kiểm tra, đánh giá thông qua kế hoạch bồi dưỡng của các trường và kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân giáo viên.
+ Về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội giáo viên thông qua các các lớp học trung cấp lí luận chính trị và quản lí hành chính.
Để nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ nói chung, giáo viên các trường Tiểu học nói riêng, người giáo viên nói chung cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, bồi dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức lối sống. Để đáp ứng yêu cầu này người giáo viên trường Tiểu học cần được trang bị những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo. Qua đó hình thành cho đội ngũ về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng; có hiểu biết nhất định về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của địa phương; có phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp để vận dụng tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Thường xuyên phân tích đúng thực trạng về đội ngũ giáo viên và thực trạng các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng.
- Thực hiện các chính sách, kế hoạch chương trình quản lí đội ngũ giáo viên hàng năm.
- Kiểm tra, đánh giá tình hình việc thực hiện công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
Như vậy quá trình quy hoạch đội ngũ giáo viên trong nhà trường là một phần trong việc quy hoạch toàn thể nhân sự chung, là khâu quan trọng nhất của công tác quản trị nhân sự. Hiệu trưởng cần phải thực hiện:
+ Phân tích thực trạng nhà trường + Đề ra biện pháp cần thực hiện
* Biện pháp 1: Sắp xếp, bố trí và phân công lao động hợp lí.
- Đầu mỗi học kì, hiệu trưởng rà soát lại và tiến hành phân công giảng dạy đối với GVCN và giáo viên bộ môn dựa trên tiêu chí mỗi giáo viên ít nhất phải giảng dạy từ 18 tiết (đối với giáo viên dạy học theo đề án môn Tiếng Anh) và 23 tiết (đối với giáo viên dạy bộ môn và giáo viên làm công tác chủ nhiệm) trở lên nhằm tránh trường hợp người dạy quá nhiều, người dạy quá ít; đặt ra chỉ tiêu viết SKKN và hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên cách viết SKKN.
- Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ: Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí công chức viên chức, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm bố trí phân công công tác, giao nhiệm vụ cho giáo viên và bảo đảm các chế độ chính sách, các điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc phân công, bố trí công tác phải đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với nhu cầu khi đề xuất tuyển chọn.
Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định. Mục đích cuối cùng cần đạt của việc đánh giá giáo viên là giúp cho giáo viên nhận rõ bản thân mình (ưu điểm, hạn chế) để từ đó tiếp tục rèn luyện, cố gắng phấn đấu vươn lên, hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy. Cần hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tự đánh giá bản thân một cách chính xác. Đánh giá, xếp loại giáo viên cần thực hiện công bằng, khách quan, minh bạch và phải được tập thể đồng tình. Hồ sơ đánh giá giáo viên cần phải được lưu vào hồ sơ công chức của giáo viên
- Quy trình đánh giá, xếp loại
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên được tiến hành trình tự theo các bước: +) Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại
+) Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại
+) Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp. Việc đánh giá giáo viên phải được tiến hành hàng năm trên cơ sở giao việc rõ ràng, cụ thể từ đầu năm học, cần tiến hành thu thông tin phản hồi làm căn cứ để đánh giá, phân loại giáo viên và xây dựng chiến lược phát triển năng lực đội ngũ giáo viên của trường.
- Tiêu chí đánh giá: mức độ thực hiện các công việc được giao, đảm bảo nội dung chuyên môn, mức độ đạt được mục tiêu dạy học, mức độ đáp ứng kì vọng của học sinh, sự thu hút đối với học sinh …
- Nội dung đánh giá bao gồm: chất lượng bài giảng, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm (phương pháp giảng dạy, khả năng trình bày, phương pháp kiểm tra - đánh giá học sinh …), đạo đức, tác phong ….Người tham gia đánh giá: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Ban nữ công, Đoàn thanh niên trường, giáo viên trong cùng tổ bộ môn.
Phương pháp thu thập thông tin đánh giá: Phiếu điều tra, Phỏng vấn, Thư Góp ý, Dự giờ ...
* Biện pháp 3: Tăng cường quản lí các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đúc kết SKKN
Ngoài công tác giảng dạy, nghiên cứu đúc kết SKKN là một trong những công tác trọng tâm đối với giáo viên. Công tác nghiên cứu đúc kết SKKN trong nhà trường là một vấn đề mang tính thời sự. Nghiên cứu đúc kết SKKN có vai trò mở rộng kiến thức, mang lại các giá trị mang tính tư duy và thực tiễn. Ngoài ra, nghiên cứu đúc kết SKKN còn tạo ra các sản phẩm mới, đóng góp vào khối kiến thức chung của nhân loại. Để làm tốt công tác này, cần thực hiện:
- Tổ chức các buổi tập huấn ở các tổ khối, bộ môn hoặc toàn trường cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ về công tác nghiên cứu đúc kết SKKN với trọng tâm là phương pháp nghiên cứu.
- Thư viện của trường cần được tăng cường thêm sách chuyên môn, sách ngoại ngữ, máy tính có nối mạng, thiết bị phục vụ thư viện, giờ giấc thuận lợi giúp giáo viên có điều kiện học tập, nghiên cứu phù hợp với đặc điểm công việc của từng người.
- Bố trí giờ giấc làm việc hợp lí giữa công tác nghiên cứu đúc kết SKKN và công tác giảng dạy.
- Trong giai đoạn hiện nay, nên khuyến khích giáo viên thực hiện các nghiên cứu mang tính tổng kết lí thuyết theo chuyên ngành, phân môn và tìm ra những hướng ứng dụng của các lí thuyết này.